Ủ tóc là việc cần làm trong quy trình chăm sóc tóc giúp tóc duy trì tình trạng khỏe mạnh, cung cấp độ ẩm & dinh dưỡng để hạn chế tác hại của ánh nắng, hóa chất, thuốc nhuộm…
Vì sao bạn cần ủ tóc?
- Ủ tóc là bước cuối cùng trong quy trình vệ sinh và chăm sóc tóc cơ bản gồm: gội, xả và ủ. Dưỡng chất trong kem ủ giúp mái tóc bình thường trở nên suôn, mượt và khỏe đẹp không ngờ.
- Hằng ngày, tóc phải chịu tác động từ những yếu tố như nắng, gió, bụi, môi trường ô nhiễm, cuộc sống căng thẳng… Tóc luôn trong tình trạng dễ bị hư tổn và yếu đi nên cần được quan tâm bổ sung dưỡng chất phù hợp.
- Theo thời gian, tóc, nhất là tóc dài, cũng trở nên lão hóa, dần yếu đi. Những dấu hiệu thường thấy là ngọn tóc bị chẻ, khô, xơ rối hay gãy rụng. Những phần tóc này cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ và đều đặn để phục hồi.
- Đối với những phụ nữ thường xuyên sử dụng hóa chất (thuốc nhuộm, uốn) và kỹ thuật (sấy, duỗi) để làm đẹp, tạo kiểu thì nguy cơ tóc hư tổn càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, ủ tóc là việc buộc phải làm nếu bạn muốn duy trì tình trạng khỏe đẹp cho mái tóc.
Vì sao việc dùng kem ủ tóc ngày càng phổ biến hiện nay?
Nhiều người vẫn nghĩ ủ tóc tại nhà là một quy trình dày công và phức tạp. Chẳng hạn pha chế những hỗn hợp từ thiên nhiên như trái cây, trứng, dầu ô liu… sau đó thoa lên tóc và để lại những mùi khó chịu. Giờ đây, bạn không còn phải lo lắng nữa, vì:
- Sản phẩm ủ tóc đa dạng: Các nhà sản xuất uy tín có khuynh hướng giới thiệu kem ủ tóc đi kèm dầu gội và dầu xả. Họ cũng dày công nghiên cứu nhiều loại kem cho những tình trạng tóc khác nhau. Ví dụ, loại có tính năng chăm sóc toàn diện dành cho mái tóc bị chẻ ngọn, loại kiểm soát tóc rụng dành cho mái tóc yếu và dễ gãy rụng, loại chăm sóc tự nhiên dành cho tóc khô và xơ…
- Sử dụng đơn giản: Bạn có thể tự thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Không cần máy móc hay kỹ thuật cầu kỳ. Chỉ với vài động tác và một chiếc khăn, bạn có thể dành cho mái tóc của mình một sự chiều chuộng, quan tâm thật hiệu quả.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhiều người cứ nghĩ mỗi lần ủ tóc là hàng giờ đồng hồ ngồi chờ ở tiệm và tốn một khoản tiền đáng kể. Thực ra, với những sản phẩm kem ủ tóc uy tín, bạn có thể tự làm việc này tại nhà với chi phí chưa bằng một bữa ăn sáng.
Nên xem: Thuốc duỗi tóc tại nhà của Nhật 2020 hot
ủ tóc Fino của Shiseido nằm trong top sản phẩm ủ tóc tốt nhất hiện nay
6 bước tự ủ tóc tại nhà cho cô nàng sành điệu
1/ Chuẩn bị trước khi ủ
Đối với kem ủ, chọn sản phẩm phù hợp với loại tóc và tình trạng sức khỏe của mái tóc của bạn như kem ủ dành cho tóc dầu, tóc khô, tóc gãy rụng, tóc chẻ ngọn, tóc nhuộm, uốn, tóc hư tổn nặng, tóc yếu… Bạn cũng có thể chọn ủ nhanh với thời gian ủ từ 3-5 phút hoặc loại ủ sâu trong 15-20 phút. Các dưỡng chất giúp thấm sâu vào lõi tóc, bổ sung các thành phần protein thiết yếu và phục hồi bên trong cấu trúc những sợi tóc yếu cho tóc mềm mượt, chắc khỏe hơn và nuôi dưỡng suốt từ gốc tới ngọn.
2/ Gội đầu
Sai lầm thường gặp của nhiều bạn gái là không gội sạch tóc trước khi ủ. Khi tóc bị dơ, nhờn và bết dính thì không thể hấp thu được bất kỳ dưỡng chất nào, thậm chí còn gây tác dụng ngược. Trước khi gội, hãy dùng lược chải để đảm bảo tóc không bị rối. Gội đầu, xả sạch và dùng khăn bông mềm thấm cho ráo nước.
3/ Bôi kem ủ
Chia tóc ra thành 4 phần theo đường ngôi giữa từ trước ra sau với đường ngang của phía trên hai vành tai và kẹp gọn. Việc chia tóc giúp bạn bôi kem ủ dễ dàng hơn và đảm bảo không bỏ sót một phần nào. Ở mỗi phần, bôi kem từ gốc đến ngọn theo từng lớp tóc bắt đầu từ lớp trên cùng. Chú ý bôi kỹ phần ngọn tóc vì đây là nơi ít nhận được chất dinh dưỡng và hư tổn nhiều nhất. Chỉ nên bôi lượng vừa đủ, tránh bôi quá dày. Nếu da đầu của bạn bị dầu, tránh bôi trực tiếp sản phẩm lên da đầu. Ngược lại hãy massage nhẹ nhàng da đầu từ 1-2 phút để cung cấp dưỡng chất cho da đầu khô.
4/ Ủ tóc
Sau khi bôi, quấn toàn bộ tóc lại rồi ủ bằng nón tắm hoặc khăn bông sạch và ấm. Nhiệt độ sẽ làm biểu bì tóc mở ra và dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong hơn. Thời gian ủ tùy thuộc vào loại sản phẩm và sức khỏe của mái tóc. Ủ lâu giúp tóc được dưỡng ẩm nhiều hơn, tuy nhiên đừng để quá lâu sẽ khiến tóc bị nhờn và bết dính.
5/ Xả sạch
Tháo khăn ra, xả tóc thật sạch với nước mát. Nước mát không chỉ giúp xả sạch kem ủ mà còn làm biểu bì tóc đóng lại giúp dưỡng chất lưu lại bên trong sợi tóc. Không cần dùng thêm dầu xả và không nên xả quá kỹ khiến các dưỡng chất bị lấy đi hết.
6/ Sấy khô
Lau khô tóc bằng khăn sạch, để tóc khô tự nhiên hoặc sấy với chế độ thổi mát.
Lưu ý đến thành phần trong kem ủ tóc trước khi sử dụng
Dầu hạnh nhân nhẹ hơn các loại dầu khác, thích hợp cho tóc mỏng. Dầu jojoba dành cho tóc dễ gãy, khô ở đuôi và nhuộm highlight. Ngoài dầu argan nổi tiếng được nhiều người ưa thích, các chuyên gia còn gợi ý một số thành phần sau: protein lúa mạch bảo vệ tóc, keravis giúp tóc khỏe hơn và tránh tác hại của hơi nóng, chiết xuất từ tre tạo độ dày cho tóc.
Top dầu gội sữa tắm Nhật tốt nhất hiện nay sentayho.com.vn xin giới thiệu thêm
tu khoa
- huong dan dung kem u toc tai nha
- tac dung cua kem u toc
- cách sử dụng kem ủ tóc tại nhà
- nên ủ tóc bao nhiêu lần 1 tuần 2020
Nội dung liên quan
- Bộ sana mần đậu nành Nhật gồm những gì, giá bao nhiêu?
- Hói đầu từng mảng ở phụ nữ và giải pháp
- Các loại dầu gội Nhật cho tuổi 30 tốt nhất 2022 hot
- Các loại thuốc duỗi tóc của Nhật tốt nhất 2022 hot
- Kem đánh răng Nhật loại nào tốt?
- Các loại dầu gội trị rụng tóc của Nhật tốt nhất 2022
- Các loại thuốc mọc tóc của Nhật tốt nhất 2022 hot
- Phương pháp chăm sóc tóc buổi sáng cho tuổi 40
- Xếp hạng thuốc mọc tóc của Nhật bán chạy trên Rakuten, Amazon
- Các màu tóc phủ bạc cho tuổi 30 bán chạy ở Nhật 2021 2022
- Thuốc nhuộm tóc bạc của Nhật loại nào tốt?
- Tham khảo các loại mặt nạ cho tóc của Nhật khuyên dùng 2021 2022
- Dầu gội phồng tóc của Nhật loại nào tốt?
- Cách chọn mousse tóc phù hợp& gợi ý từ Nhật
- Top dầu gội xà phòng của Nhật bán chạy 2021 2022