Trong quá trình theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, chúng ta thường nghe nhiều đến học phần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết học phần là gì, có các loại học phần nào và lợi ích của việc đào tạo theo học phần là gì?.
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Học phần là gì?
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
Định nghĩa trên căn cứ từ Khoản 1 Điều 3 Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 3 thông tư 24/2019/TT-BGDĐT ngày 26/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên:
Như vậy, có thể hiểu, Học phần là khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập. Kiến thức, kỹ năng trong mỗi học phần tương ứng với một trình độ theo năm học, được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Mỗi học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí, sắp xếp giảng dạy và phân bố đều trong một kỳ học.
Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.Trong đó:
– Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
– Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. (Theo Khoản 3 Điều 3 Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT)
Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?
Phương thức đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ và mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên.
Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng kí trong 1 kì học như sau: Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.
Học phần tiếng Anh là gì?
Học phần tiếng Anh là Term.
Các loại học phần
Ngoài định nghĩa học phần là gì? , sau đây chúng tôi sẽ cũng cấp thêm thông tin về các loại học phần hiện nay.
Theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT quy định:
Lợi ích của giáo dục và đào tạo theo học phần
Việc giáo dục và đào tạo theo hệ thống tín chỉ phân ra thành nhiều học phần đã đem đến rất nhiều lợi ích cho cả nhà trường và người học, cụ thể:
Thứ nhất: Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học được chủ động lựa chọn học phần để theo học theo nhu cầu, sở thích của cá nhân mà không bị gò ép theo những môn học mà bản thân không muốn học. Từ đó giúp nâng cáo chất lượng đào tạo hơn.
Thứ hai: Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học. Chương trình đào tạo theo học phần tính chỉ bao gồm học phần bắt buộc (thuộc khối kiến thức chung) và học phần tự chọn (thuộc khối kiến thức chuyên ngành). Sinh viên có thể tham khảo ý kiến của giảng viên hoặc cố vấn học tập để chọn ra những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai của bản thân. Mặt khác, trong quá trình học sinh viên có thể dễ dàng thay đổi những môn chuyên ngành theo học khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.
Thứ ba: Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đủ số lượng tín chỉ do trường quy định. Do vậy, họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp ằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe,…) của cá nhân.
Thứ tư: Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ sẽ đạt hiểu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. Vì kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc chưa đạt một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu tất cả các môn mà chỉ học lại riêng học phần chưa đạt.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến học phần là gì?, các loại học phần và lợi ích của giáo dục và đào tạo theo học phần.