Kế toán là gì? Tất tần tật về kế toán? – Trong bất kỳ quốc gia nào và doanh nghiệp trong ngoài nước thì kế toán luôn chiếm một vị trí quan trọng và không thể thiếu ở quá trình vận hành và hoạt động của một doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn có hiểu kế toán là gì, những khó khăn trong nghề và cũng như lộ trình thăng tiến của một kế toán trong doanh nghiệp ra sao? Người làm kế toán cần kiến thức gì? Cần phải nắm được những thông tin gì ? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về kế toán.
1. Nghề kế toán là gì?
Hiện nay có nhiều khái niệm về kế toán, do nhiều cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều định nghĩa khác nhau và có nhiệu cuộc tranh tranh luận rằng “Kế toán là khoa học hay kế toán là nghệ thuật”. Sau đây, xin giới thiệu với các bạn một số định nghĩa về kế toán trong và ngoài nước.
a. Các định nghĩa về kế toán của Việt Nam
– Trên trang web kiểm toán thì “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường , xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”
– Theo VCCI “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”
– Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”
b. Các định nghĩa về kế toán các nước trên thế giới
– Trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” của hiệp hội Hoa kỳ thì “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
– Trong thông báo số 4 của Uy ban nguyên tắc kế toán Mỹ (APB) thì “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”
– Đơn giản Giáo sư tiến sỹ Robert Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nội tiếng của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”
– Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”
==> Nhưng nhìn chung, lại thì những định nghĩa đều thống nhất và chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: Kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; Toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được.
==> Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
c. Các thành phần của kế toán:
Kế toán doanh nghiệp được tiến hành tương ứng với luật phát Việt Nam theo tất cả các thành phần kế toán:
+ Giao dịch tiền gửi và tiền mặt; Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình;
+ Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm;
+ Kế toán chi phí và hạch toán giá thành;
+ Giao dịch ngoại tệ;
+ Hạch toán với đối tác (người mua, người bán);
+ Hạch toán với người nhận tạm ứng;
+ Hạch toán tiền lương với người lao động;
+ Hạch toán với ngân sách.
2. Nhiệm vụ của một kế toán là gì?
Với chức năng phản ảnh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụcơ bản như sau:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán.
– Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
3. Đối tượng của kế toán là gì?
a. Tài sản của đơn vị
– Điều kiện xác định tài sản:
+ Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị;
+ Có giá phí xác định;
+ Gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị.
Bạn đang xem: Kế toán là gì? Tất tần tật về kế toán ?
– Phân loại tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
+ Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm: Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn khác.
+ Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên một năm hay kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.
– Phân loại tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
+ Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ cho tài sản của đơn vị dưới hình thức đơn vị đi vay, đi chiếm dụng vốn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác mà đơn vị phải có trách nhiệm hoàn trả. Xét theo thời hạn cần hoàn trả thì có hai bộ phận: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
+ Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn này được hình thành do chính chủ sở hữu của đơn vị bỏ ra từ kết quả kinh doanh của đơn vị. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà bộ phận vốn này sẽ được hình thành theo các cách khác nhau.
b. Sự vận động của tài sản
– Sự vận động của tài sản mang tính chất hai mặt bởi sự vận động của tài sản dù có đa dạng phong phú đến đâu cũng phải nằm ở một tròn hai mặt biến động – biến động làm tăng và biến động làm giảm.
– Sự vận động của tài sản thuộc một trong ba quá trình chủ yếu:
+ Quá trình mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. Ở giai đoạn này các yếu tố tài sản như tiền, công nợ với người bán, thuế giá trị gia tăng, nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ,… sẽ bị tác động.
+ Quá trình sản xuất – tại giai đoạn này các yếu tố đầu vào sẽ kết hợp với nhau, kết quả quá trình là các thành phẩm. Trong giai đoạn này, nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định, tiền lương, chi phí sản xuất… bị tác động.
+ Quá trình bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh – đây là giai đoạn thành phẩm được tiêu thụ trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Các yếu tố sẽ bị tác động như: thành phẩm, hàng hóa, chi phí bán hàng, doanh thu…
3. Những tố chất cần thiết của một người kế toán
– Cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic: là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán đó là tính cẩn thận đến từng chi tiết, bởi kế toán viên là người gắn liền với những sổ sách giấy tờ và việc tính toán những con số để làm sao phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin.
– Khả năng phân tích và tổng hợp số liệu và có trí nhớ tốt
– Yêu thích các con số: kể từ khi bạn quyết định theo nghề kế toán, việc đầu tiên đó là yêu thích các con số. Điều này, có thể là do sở thích của bạn hoặc được hình thành khi bạn tiếp xúc với nó trong quá trình học tập hoặc trên giảng đường Đại học bạn đã bắt gặp bộ môn kế toán mà mình yêu thích. Bạn có mục tiêu rõ ràng và muốn trưởng thành trong nghề này thì việc làm quen và yêu thích những con số sẽ dần trở thành niềm vui của mình.
– Trung thực, kiên nhẫn và nguyên tắc: được xem là yếu tố quan trọng nhất trong nghề kế toán, vì có liên quan đến sổ sách, tiền bạc của công ty cho nên việc bạn trung thực sẽ tạo niềm tin đối với nhiều người.
– Tính chính xác: mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ gắn liền với những con số khác nhau, vì thế công việc này đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
– Trách nhiệm kỷ luật cao
– Có kỹ năng sử dụng tốt các chương trình kế toán: với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay thì các phần mềm kế toán ra đời ngày càng nhiều, với mục đích giảm bớt áp lực cho nhân viên cũng như tiện ích trong việc quản lý
4. Thuận lợi và khó khăn trong nghề
a. Những thuận lợi từ ngành kế toán
– Kế toán luôn là ngành nghề hot đối với doanh nghiệp. Các bạn phải hiểu rằng, bất kì doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần đến kế toán. Điều này mang đến cho dân kế toán cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn.
– Đối với kế toán, muốn được thăng tiến là chuyện không quá khó khăn. Có thể bạn khởi đầu với vị trí thấp như nhân viên kế toán kh0 hay là một thủ quỹ bì thương, nhưng khi bạn làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, nổ lực thì thăng tiến trong công ty là việc đơn giản. Bạn sẽ dần đi đến vị trí kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và thậm chí có thể đặt chân vào ngôi vị giám đốc tài chính
– Kế toán sẽ khác với các công việc dịch vụ, marketing. Bạn sẽ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và rồi sau đó vứt lại tất cả ở văn phòng để về nhà thoải mái cũng gia đính.
b. Khó khăn của ngành kế toán
– Chính vì sợ thông dụng và cần thiết của kế toán đã dẫn đến tỉ lệ chọi khi xin việc khá cao. Mọi người đều nhìn thấy kế toán khá hot và cần thiết với doanh nghiệp và đổ xô đi học rất nhiều. Điều này làm cho đầu vào các trường đào tạo chính qui sẽ rất cao và khi ra trường thì cạnh tranh công việc cũng không hề thấp. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì mọi thứ sẽ dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
– Mức lương khi mới vào ngành sẽ không cao. Bạn sẽ cảm thấy thất vọng vì điều này? Không nên bạn nhé, bởi điều này khá dễ hiểu, vì trường học chỉ cho bạn những lý thuyết xuông không có tính thực tế. Vậy nên hãy kiên trì một thời gian rồi bạn sẽ đạt được điều mình muốn.
– Công việc của kế toán phải đối diện với những con số, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Đồng thời khi làm việc, bạn phải suy nghĩ nhiều, các bảng thống kế và thu chi thì lại rất phức tạp. Nếu bạn yêu thích nghề này thì những khó khăn này không thể đẩy lùi bạn.
5. Kế toán làm việc ở đâu?
– Kế toán là một bộ phận quan trọng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến. Vì vậy cơ hội việc làm cho nghề kế toán rất rộng mở.
– Khi tốt nghiệp ngành kế toán ra trường, các em có thể làm ở những vị trí sau:
+ Nhân viên môi giới lĩnh vực chứng khoán, nhân viên tại các phòng giao dịch, hoặc nhân viên quản lý dự án
+ Chuyên viên phụ trách mảng kế toán, làm kiểm toán viên , hoặc giao dịch ngân hàng
+ Kế toán trưởng, quản lý tài chính, trường phòng kế toán
+ Giảng viên, thanh tra kinh tế, nghiên cứu…
– Hiện nay, việc làm cho ngành kế toán vô cùng đa dạng, do vậy khi ra trường bạn có cơ hội nghề nghiệp khá phong phú:
+ Làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Các cơ quan hành chính nhân sự, các trường học cũng như bệnh viện.
+ Cơ quan quản lý nhà nước: kế hoạch đầu tư, bộ phận thuế.
+ Tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học trên cả nước…
Bài viết: Kế toán là gì? Tất tần tật về kế toán ?
Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ, excel, misa 2018 theo TT200
Tham gia khóa học này bạn sẽ:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học.