Kho trung chuyển đóng vai trò quan trọng việc điều tiết và lưu thông hàng hoá nhập xuất. Hệ thống các kho này như những điểm nút hay “chặng chờ” cho hàng hoá trong toàn chuỗi cung ứng.
1. Kho trung chuyển là gì và đặc điểm loại hình kho này?
Bản chất kho trung chuyển là các kho lưu trữ hàng hoá “tạm thời” để phục vụ cho việc bảo quản, chuyển giao hàng hoá giữa người mua và người bán.
Kho trung chuyển cũng là các kho hàng thông thường tuy nhiên mức độ ra vào hàng hoá nhanh chóng hơn.
Các kho trung chuyển thường sẽ do một bên thứ ba điều hành và quản lý (không liên quan gì đến bên bán và bên mua). Bên thứ ba này sẽ chịu trách nhiệm quản lý, sắp xếp và điều phối quá trình nhập xuất hàng hoá qua kho trung chuyển này.
2. Tác dụng của kho trung chuyển?
Kho trung chuyển mang lại sự tiện dụng tối đa cho người sử dụng dịch vụ. Các kho này sẽ đảm bảo tính sẵn sàng và nhanh chóng khi lưu thông hàng hoá. Vai trò chính của kho trung chuyển bao gồm:
– Lưu kho, bảo quản hàng hoá: tương tự như các kho thường khác. Kho trung chuyển cũng có chức năng lưu trữ hàng hoá theo các điều kiện tiêu chuẩn.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: kho trung chuyển nằm ở những vị trí trung tâm, giao lộ kết nối, chính vì vậy rất tiện cho quá trình lưu trữ, chờ làm thủ tục xuất nhập.
– Dễ dàng kiểm soát, gom hàng hoá phân phối: doanh nghiệp có thể sử dụng các kho trung chuyển để làm điểm tập kết, hợp nhất các luồng hàng từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kho vận
3. Quy trình nhập xuất kho trung chuyển?
3.1. Quy trình nhập kho trung chuyển
Người sử dụng dịch vụ cần tiến hành ký kết hợp đồng xác nhận với đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển trước khi tiến hành đưa hàng vào kho.
Hợp đồng này sẽ xác nhận các yếu tố cơ bản về hàng hoá khi nhập kho trung chuyển bao gồm: Thông tin về loại hàng lưu trữ, diện tích lưu trữ, quy trình khai thác/vận hành và các yêu cầu có liên quan khác.
Trước khi đưa hàng hoá vào nhập kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ cần cung cấp kế hoạch vận chuyển hàng chi tiết để bộ phận quản lý kho có thể xác nhận và chuẩn bị các phương án hậu cần đi kèm.
Các thông tin chi tiết cần gửi khi hàng nhập kho trung chuyển bao gồm: thông tin hàng, số lượng, ngày dự kiến nhập kho, phương tiện vận tải,…
Sau khi hàng hoá đến kho trung chuyển, hai bên cung cấp và sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trước khi chính thức nhập kho hàng hoá.
3.2. Quy trình xuất kho trung chuyển
Tương tự như quá trình nhập kho, khi tiến hành xuất hàng hoá ra khỏi kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ cũng cần cung cấp kế hoạch xuất hàng chi tiết.
Các thông tin xuất hàng cần cung cấp bao gồm: Thông tin hàng, số lượng xuất, ngày xuất, phương tiện vận chuyển,…
Sau khi nhận được kế hoạch xuất hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển sẽ tiến hành khai thác/vận hành thích hợp.
Trước khi hàng hoá xuất khỏi kho trung chuyển, hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm và ký biên bản xác nhận xuất kho và hoàn thành quy trình.
Trên đây là những thông tin hữu ích của ALS về kho trung chuyển hàng hoá. Hy vọng, bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn về loại hình kho này.