Lightning Network – một cụm từ mà có lẽ bạn đã gặp khá nhiều trong thời gian gần đây trong thị trường tiền tệ kỹ thuật số, nghe nói, nó là một giải pháp mở rộng gì đó của Bitcoin, giúp mạng lưới Bitcoin hoạt động linh hoạt hơn và cải thiện tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch. Vậy chính xác Lightning Network là gì? và nó hoạt động ra sao? Hãy cùng Blog tiền ảo tìm hiểu dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Lightning Network là gì? Tổng quan về giải pháp mở rộng mạng Bitcoin
Vấn đề lớn của mạng lưới Blockchain
Mạng lưới Blockchain khá chậm.
Và do đó, chi phí giao dịch rất cao. Nếu tôi phải gửi cho bạn một số Bitcoin, bạn sẽ nhận được chúng trong khoảng vài giờ và tôi cũng phải trả một khoản phí giao dịch lớn. Với điều đó, Blockchain sẽ tiếp cận với thế giới như thế nào?
Các ý tưởng để giải quyết khả năng không thể mở rộng mạng lưới của Blockchain đang tốn rất nhiều thời gian và công sức. Lightning Network là một ý tưởng như vậy. Nhưng trước khi chúng ta hiểu nó hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ cần phải hiểu nó là gì.
Nếu bạn đã hiểu nó là gì, thì bạn có thể trực tiếp chuyển sang phần tiếp theo.
Tại sao Blockchain lại chậm?
Hãy xem Blockchain là một cuốn sổ đăng ký.
Và cuốn sổ này gồm nhiều trang (khối), trong đó mỗi trang có nhiều giao dịch. Ngay khi một trang chứa đầy các giao dịch, nó cần được lưu lại trong cuốn sổ trước khi bắt đầu ghi lại các giao dịch trên trang tiếp theo.
Trước khi một trang (khối) có thể được thêm vào cuốn sổ (chuỗi), có một số quá trình cần được thực hiện để đảm bảo rằng mọi người đều đồng ý với nội dung mà nó chứa. Quá trình này mất khoảng 10 phút (đối với Bitcoin Blockchain) cho mỗi khối.
Hãy tưởng tượng, bạn gửi 1 BTC cho bạn của bạn – Joe. Quá trình giao dịch sẽ diễn ra giống như thế.
Trong đó, một giao dịch chứa thông tin về người gửi, người nhận, số tiền và phí giao dịch.
Tại sao lại có phí giao dịch ở đây?
Vâng, sẽ có một khoản phí bổ sung.
Bạn có thể trả tiền để khuyến khích thợ mỏ xác nhận giao dịch của bạn trong một khối càng sớm càng tốt. Không có giá thiết lập và nó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu tiền để đẩy nhanh quá trình. Lệ phí giao dịch càng cao, giao dịch của bạn sẽ càng nhanh.
Tại thời điểm bất kỳ, sẽ có một số giao dịch có thể được ghi lại trên trang hiện tại.
Các thợ mỏ, tức là các máy tính làm việc trong mạng lưới Blockchain, phải quyết định những giao dịch nào sẽ được ghi vào trong khối hiện tại. Để giúp họ quyết định, họ sẽ xem xét các giao dịch nào mang lại nhiều phần thưởng – có nghĩa là các giao dịch có phí giao dịch cao nhất sẽ được ưu tiên.
Nếu có giao dịch trả phí cao hơn giao dịch của bạn, thì giao dịch của bạn sẽ phải chờ trong hàng đợi. Việc chờ đợi có thể kéo dài từ vài phút, cho đến vài giờ. Và đôi khi, thậm chí cả ngày. Bạn càng trả nhiều phí giao dịch, giao dịch của bạn sẽ càng nhanh hơn.
Đó là lý do tại sao Blockchain chậm, và do đó, và chi phí giao dịch ngày càng trở nên đắt đỏ. Việc Blockchain được sử dụng ngày càng rộng rãi nghĩa là sẽ có nhiều giao dịch xảy ra hơn, nhưng khi số lượng giao dịch tăng lên, mạng lưới sẽ trở nên chậm chạp sẽ làm mọi người bắt đầu không muốn sử dụng chúng. Đây là một nghịch lý!
Lightning Network (LN) là một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này.
Vậy Lightning Network là gì?
Ý tưởng của Lightning Network là, không phải tất cả các giao dịch đều phải được ghi lại trên Blockchain.
Hãy tưởng tượng bạn và tôi đã thực hiện giao dịch khá nhiều lần với nhau. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể bỏ qua việc ghi lại các giao dịch trên Blockchain và có thể đưa chúng ra khỏi chuỗi.
Nói một cách đơn giản, nó hoạt động như thế này – chúng ta sẽ mở một cái gọi là kênh thanh toán giữa chúng ta và ghi lại nó trên Blockchain. Bây giờ, bạn và tôi có thể thực hiện giao dịch thông qua qua kênh thanh toán này vào bất kì lúc nào chúng ta muốn. Đó là lần duy nhất chúng ta sẽ ghi nó vào Blockchain, và bạn chỉ sẽ phải ghi lại giao dịch lên đó một lần nữa khi đóng cửa kênh thanh toán. Sau đó, chúng ta sẽ viết trạng thái cuối cùng của các giao dịch xảy ra thông qua kênh thanh toán này trên Blockchain.
Sử dụng ý tưởng về kênh thanh toán này, chúng tôi có thể tạo ra một mạng lưới các kênh thanh toán sao cho nó hiếm khi được yêu cầu phải giao dịch trên Blockchain. Hãy tưởng tượng có ba nhân vật – Xan, Yelena và Zeke.
Nếu Xan và Yelena có một kênh thanh toán mở giữa họ; Yelena và Zeke cũng có một kênh thanh toán như vậy, sau đó Xan có thể gửi tiền cho Zeke thông qua Yelena.
Giả sử Xan muốn gửi 2 BTC đến Zeke, thì Yelena sẽ gửi 2 BTC đến Zeke và sau đó Xan sẽ hoàn trả cho Yelena 2 BTC.
Đó là ý tưởng của Lightning Network. Bởi vì bạn sẽ không phải thường xuyên ghi lại các giao dịch vào Blockchain, các giao dịch sẽ xảy ra với tốc độ cực nhanh.
Và những kênh thanh toán này là gì?
Nó giống như một hộp tiền gửi an toàn, nơi có hai người gửi cùng một số lượng tiền và mỗi người có một khóa an toàn trên đó.
Tìm hiểu thêm: Tổng Hợp Bộ Đề Ets Là Gì – Tại Sao Lại Phải Học Và Thi Toeic
Hành động này thông thường sẽ được ghi lại trên Blockchain dưới hình thức “Giao dịch mở” và sau đó một kênh thanh toán sẽ được mở ra giữa hai người đó.
Hộp tiền này giúp cho không ai có thể chi tiêu tiền trong hộp mà không thông qua ý kiến của người kia. Số tiền trong hộp này sau đó được sử dụng để giao dịch với nhau.
Hãy tưởng tượng, Xan và Yelena chứa 10 BTC trong mỗi hộp. Và bây giờ, nếu Xan muốn gửi 2 BTC cho Yelena, anh ta sẽ làm thế nào?
Để làm được điều đó, anh ta sẽ chuyển giao lời hứa về quyền sở hữu 2 BTC của mình trong hộp cho Yelena. Sau khi chuyển nhượng lời hứa, nếu hộp được mở khóa, Xan sẽ có thể lấy 8 BTC từ đó và Yelena sẽ có thể yêu cầu 12 BTC.
Nhưng họ sẽ không mở hộp vì họ muốn tiếp tục giao dịch với nhau.
Bây giờ, nếu ngày hôm sau, Yelena phải gửi 1 BTC cho Xan, cô ấy cũng làm như vậy – chuyển một lời hứa về quyền sở hữu cho 1 BTC của cô ấy đến Xan. Sau giao dịch này, nếu hộp được mở ra, Xan có thể yêu cầu 9 BTC và Yelena có thể nhận được 11 BTC.
Để tưởng tượng như thế nào là giao dịch off-chain, hãy tưởng tượng ra câu chuyện trên.
Nói tóm lại, kênh thanh toán là sự kết hợp của việc gộp chung một số tiền lại với nhau và sau đó chuyển giao lời hứa về quyền sở hữu của số tiền được gộp lại theo cách thức đã thoả thuận từ trước. Nếu có một trong hai người – Xan hoặc Yelena muốn đóng kênh, họ có thể thực hiện ngay lập tức.
Đóng một kênh chỉ đơn giản có nghĩa là mở hộp và lấy tiền bên trong. Việc mở hộp này xảy ra trên Blockchain và ai sở hữu bao nhiêu từ hộp sẽ được ghi lại trên đó.
Đó là cách các kênh thanh toán hoạt động. Nhưng điều đó thậm chí không thể xác định tiềm năng thật sự của chúng. Sức mạnh thực sự của chúng được tung ra khi hai hoặc nhiều kênh thanh toán làm việc cùng nhau để tạo thành một mạng lưới – The Lightning Network.
Vậy Lightning Network hoạt động như thế nào?
Lightning Network hoạt động bằng cách chuyển từ quyền sở hữu của Bitcoin sang lời hứa về quyền sở hữu của Bitcoin.
Sự thay đổi này là rất lớn. Giống như mọi khi, chúng ta sẽ sử dụng một ví dụ để hiểu về điều này. Hãy tưởng tượng có ba người – Xan, Yelena và Zeke – có một kênh thanh toán mở giữa Xan và Yelena, và có một kênh khác mở giữa Yelena và Zeke. Lưu ý rằng Xan và Zeke không có kênh thanh toán với nhau.
Trong trường hợp đó, nếu Xan muốn chuyển 2 BTC sang Zeke, anh ta có thể sử dụng kênh thanh toán giữa Yelena và Zeke để làm điều đó. Nó sẽ hoạt động ra sao?
Xan yêu cầu Yelena chuyển lời hứa của 2 BTC đến Zeke trên kênh thanh toán Yelena-Zeke và sau đó anh hoàn trả lại cho Yelena 2 BTC trên kênh Xan-Yelena.
>>>>>Xem thêm: Cách đọc hoa gió trong bản vẽ kiến trúc chi tiết từ A tới Z
Với mạng lưới các kênh thanh toán như vậy, một khối lượng lớn các giao dịch có thể được chuyển ra khỏi Blockchain, do đó giải phóng băng thông của chuỗi. Sử dụng một mạng lưới các kênh thanh toán, sẽ có thể xử lý hàng triệu giao dịch và điều đó sẽ làm giảm phí giao dịch đi đáng kể.
Đó là Lightning Network.
Theo Cointelegraph Biên dịch bởi sentayho.com.vn