Truyền Dịch Là Gì? Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? – bác sĩ gia đình hà nội

Truyền dịch là gì? Truyền dịch được hiểu là đưa một số dung dịch (bao gồm thuốc và đạm dinh dưỡng) vào cơ thể. Người bệnh khi bị suy kiệt, đang bị ốm nặng hoặc sau phẫu thuật, đều được cho truyền nước. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Truyền dịch là gì?

Truyền dịch là gì? Truyền dịch là hình thức đưa vào cơ thể bệnh nhân một lượng dung dịch nước cất, các chất dinh dưỡng, thuốc hoặc các chất điện giải qua đường tĩnh mạch. Truyền dịch còn gọi là liệu pháp truyền tĩnh mạch.

Truyền dịch giúp bổ sung nước và các chất cần thiết vào cơ thể bệnh nhân

Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, điều trị một số bệnh đặc biệt hoặc nâng cao sức khỏe người bệnh.

Truyền dịch giúp bệnh nhân hồi phục lại một phần khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể như: tiêu chảy cấp tính, bỏng nặng, xuất huyết,…Trong trường hợp người bệnh không thể ăn uống (bị hôn mê, tổn thương hệ tiêu hóa hoặc thực quản), truyền dịch là giải pháp tối ưu. Vì nó giúp đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể bệnh nhân.

Truyền dịch dinh dưỡng là gì?

Truyền dịch dinh dưỡng là truyền các chất cần thiết và tốt cho cơ thể người bệnh nhằm giúp họ hồi phục sức khỏe. Dung dịch truyền thường là dung dịch hòa tan hoặc một số dung môi khác (để hòa tan nhiều dược chất). Bác sĩ có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân.

Có nên truyền nhiều không?

Số lần truyền dịch và liều lượng bao nhiêu cần tuân thủ theo chỉ định của y bác sĩ. Truyền thừa dịch sẽ gây ra rối loạn cân bằng muối và nước ở cơ thể bệnh nhân. Nếu nặng, thì các tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và số lần truyền nước

Biến chứng nhẹ nhất là phù nề hoặc sưng đau. Nặng hơn là viêm tĩnh mạch, phù thận,…Nặng nhất chính là sốc dịch truyền và nạn nhân có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Người thực hiện truyền dịch phải có chuyên môn để xử lý tai biến trong tiêm truyền (nếu có). Đồng thời, họ cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, vô khuẩn dụng cụ. Ngoài ra, cần phải có đủ thiết bị để xử lý tai biến.

Các dung dịch truyền vào tĩnh mạch

Các dung dịch truyền vào đường tĩnh mạch thường là dung dịch hòa tan chứa nhiều thành phần khác nhau. Bệnh nhân có thể được truyền dưới da hoặc tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Dung môi được sử dụng là nước cất hoặc một số dung môi khác. Các dung môi này hòa tan được nhiều dược chất.

  • Acetylcysteine (Fluimucil, Parvolex): truyền liên tục Glucose (5%)
  • Aciclovir Natri (Zovirax hoặc Aciclovir): truyền ngắt quãng với Natri Clorid (0,9%), Glucose, Ringer Lactat.
  • Acid tranexamic (Cyklokapron): truyền liên tục Glucose (5%), Natri Clorid (0,9%), Ringer.
  • Aldesleukin (Proleukin): truyền liên tục Glucose (5%). Có thể hòa tan 1-2ml nước cất tiêm, Albumin (1%).
  • Alfentanil hydrochloride (Rapifen): Glucose (5%), Ringer Lactat.

Glucose, Natri Clorid, Ringer Lactat là 3 dung môi phổ biến khi truyền nước

Quy trình truyền dịch

Trước khi truyền

Trước khi thực hiện truyền dịch qua tĩnh mạch, cả gia đình bệnh nhân và y bác sĩ cần chuẩn bị.

  • Với bệnh nhân: người bệnh nên đi vệ sinh trước khi bắt đầu. Vì thời gian truyền sẽ kéo dài hàng giờ.
  • Với gia đình bệnh nhân: thu xếp công việc để quan sát bệnh nhân trong thời gian truyền và phối hợp với bác sĩ để chăm sóc người bệnh.
  • Với y bác sĩ (đội ngũ nhân viên y tế): chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc chống sốc phản vệ. Các dụng cụ đảm bảo vô khuẩn. Kiểm tra bệnh sử của bệnh nhân trước khi tiến hành.

Trong quá trình tiêm truyền

Bước 1: bác sĩ đọc nhãn và kiểm tra chai dịch truyền. Đồng thời, họ sẽ xác nhận các thông tin trên nhãn. Tên chất dịch, số lượng (bao nhiêu ml hoặc lít), chất lượng và thời hạn sử dụng. Sau đó, họ dùng bút ghi lại thông tin.

Bước 2: gắn lồng treo (nếu cần) và bắt đầu mở nắp chai truyền. Cắm đầu dây truyền dịch vào chai và đẩy hết khí ra ngoài (vặn khóa lại).

Bước 3: bóp đầu cao su cho dịch bắt đầu chảy xuống nửa bầu chai. Tiếp tục mở khóa cho dịch chảy từ từ vào bồn hạt đậu (đến khi hệ thống dây không còn khí) và khóa lại. Có thể pha thêm thuốc vào chai dịch truyền (nếu cần).

Bước 4: bệnh nhân nằm đúng tư thế cần tiêm truyền. Bác sĩ sẽ hướng dẫn nằm đúng tư thế sao cho lộ vị trí cần tiêm. Vị trí cần tiêm là ở tĩnh mạch thẳng, to và ít di chuyển.

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân phải thực hiện những gì sau tiêm truyền

Bước 5: kê vùng tiêm để dịch truyền không bị tắc. Có thể kê gối nhỏ hoặc tấm lót cao su (dưới vùng tiêm). Sau đó, buộc dây garo (cách vùng tiêm 7cm). Yêu cầu người bệnh nắm tay lại.

Bước 6: sát khuẩn vùng tiêm (theo hình xoắn ốc 5cm) bằng dung dịch sát khuẩn y tế.

Bước 7: đưa kim vào tĩnh mạch bệnh nhân. Uớc lượng đầu kim vào cổ tay bệnh nhân (15-30 độ so với mặt da). Tiếp theo, hạ kim xuống và luồng lên dọc tĩnh mạch (sâu 2/3 kim). Một tay giữ mũi kim và một tay bóp phần cao su mềm của dây truyền. Kiểm tra có máu chảy ra không. Nếu không, thì điều chỉnh kim đúng vị trí tĩnh mạch.

Bước 8: mở dây garo và khóa để dịch chảy vào tĩnh mạch. Bệnh nhân cần buông tay ra.

Lưu ý một số điều sau khi tiêm truyền

  • Nếu dịch vẫn không chảy hết, thì cần báo ngay.
  • Không được tự ý đóng và mở khóa chai truyền.
  • Không cử động mạnh nơi vị trí truyền.
  • Nếu cảm thấy đau, có phản ứng lạ cần báo ngay.

8 bước thực hiện truyền dịch cũng là quy trình truyền dịch của phòng khám gia đình Tâm Đức. Nếu bạn cần tham vấn truyền nước tại nhà hoặc giá truyền dịch, hãy liên hệ hotline 0911 528 893.

Phòng khám gia đình Tâm Đức

  • Địa chỉ:14 /26 khu tt bệnh viện quân y 354 Phố Đội Nhân – Vĩnh Phúc – Ba Đình – Hà Nội
  • Website: sentayho.com.vn
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0911 528 893

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *