Microbiome: Hướng đi mới về chăm sóc sức khỏe

Microbiome là gì?

Bạn đang đọc: Microbiome: Hướng đi mới về chăm sóc sức khỏe

Bạn hãy hình dung ra bức tranh một thành phố lớn nhộn nhịp vào một buổi sáng trong tuần, trên đường dòng người chen chúc hối hả đi làm, đi học,… Đây cũng giống như bức tranh về microbiome trong cơ thể dưới kính hiển vi. Microbiome bao gồm hàng tỉ vi sinh vật thuộc 2.300 chủng loại khác nhau. Chúng không chỉ gồm vi khuẩn mà còn có nấm (fungi), ký sinh trùng (parasites), và vi-rút.

Khái niệm “microbiome” được tìm ra vào năm 1990 bởi bác sĩ David Relman của Đại học Standford. Trung bình trong mỗi tế bào người có khoảng 10 loại vi sinh vật cư ngụ với kích thước khoảng 1/10-1/100 kích thước tế bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng sống trên da, ở miệng, nơi mũi…, nhưng nhiều nhất là trong ruột già với khoảng 1 000 loại. Bên cạnh một số ít vi khuẩn có hại gây bệnh, đa số là những vi sinh vật có ích hoặc hoàn toàn vô hại, sống cộng sinh với con người. Với 90% hệ gene của cơ thể là microbiome, dường như chúng ta đang có nhiều gene vi sinh vật hơn cả gene con người, nên có thể nói “con người chính là microbiome” hay “microbiome làm nên con người”. Đây là chìa khóa làm nên sức ảnh hưởng to lớn của cộng đồng vi sinh vật này trong y học. (1)

Microbiome trong cơ thể người

Ngoài DNA, microbiome được coi như bộ gene thứ 2 của con người

Chúng ta cần microbiome để tiêu hóa thức ăn, hấp thụ vitamin, khoáng chất và tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ như vitamin B12 chỉ có thể tổng hợp bởi vi khuẩn chứ không có trong thực vật hay động vật. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng microbiome có thể có ích trong việc điều trị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, và tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.

Không những thế những nghiên cứu gần đây đã phát hiện sự ảnh hưởng của microbiome đến tâm trạng, mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của con người. Vì sức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nên khoa học còn gọi microbiome là “bộ gene thứ hai của con người”. Cùng với tên gọi này, những nghiên cứu mới về microbiome đang cho phép định nghĩa lại khái niệm “chăm sóc sức khỏe” theo cách hoàn toàn mới.

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc và cách dùng The first time trong Tiếng Anh

>>>>>Xem thêm: CLV – Customer Lifetime Value là gì? Cách tăng giá trị vòng đời KH

Lợi ích của microbiome đối với sức khỏe

Muốn chăm sóc sức khỏe thì bạn nên “chăm sóc microbiome”

Khi các vi sinh vật có lợi trong cơ thể chúng ta khỏe mạnh thì chúng sẽ ngăn chặn sự thâm nhập và phát triển của các vi sinh vật có hại đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các thực phẩm có hại hay nguồn nước ô nhiễm. Vì vậy, để có sức khỏe tốt bạn nên chăm sóc cho microbiome của mình.

Prebiotic là thức ăn của microbiome nên chúng ta nên ăn nhiều chất xơ, các loại rau đủ màu sắc để đa dạng các chất dinh dưỡng và không quá lạm dụng chất tẩy rửa để bảo vệ các vi khuẩn có ích trong microbiome.

Lượng prebiotic nhiều nhất có trong dạng tươi sống của các thực phẩm sau: tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, cây atiso Jerusalem, cây bồ công anh, chuối, và rong biển. Nói chung, trái cây rau củ, đậu hạt, và ngũ cốc nguyên cám như là lúa mỳ, yến mạch và đại mạch đều là những nguồn giàu chất xơ prebiotic.

Như vậy trong tương lai, chỉ bằng chế độ ăn uống, chúng ta có thể thay đổi các vi sinh vật trong đường ruột và cải thiện khả năng miễn dịch của chính mình.

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc và cách dùng The first time trong Tiếng Anh

>>>>>Xem thêm: CLV – Customer Lifetime Value là gì? Cách tăng giá trị vòng đời KH

Thức ăn giàu prebiotics, probiotic

Hướng nghiên cứu mới của Việt Nam về Microbiome

Ngày 29/09/2019 vừa qua Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật vừa tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome (vi khuẩn chí đường ruột) toàn cầu” Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa trong và ngoài nước tới từ các viện nghiên cứu hàng đầu của các nước Anh, Brazil, Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, …cung cấp nhiều thông tin quý giá về vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột trong các bệnh lý tiêu hóa. (2)

Hội nghị tập trung vào các vấn đề lớn:

  • Các hướng chính về Microbiotme đối với sức khỏe và bệnh tật của người ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh lý về đường tiêu hóa, gan mật;
  • Vai trò của việc thu thập bộ dữ liệu lớn về gen (ngân hàng gen) của hệ vi sinh đường ruột và các kỹ thuật giải trình tự gen – Mối tương tác của bộ gen vi sinh vật đường ruột với bộ gen của con người;
  • Bệnh lý viêm ruột mạn tính và liên quan của hệ vi sinh đường ruột cũng như tình hình kiểm soát căn bệnh này tại Việt Nam và một số nước trong khu vực;
  • Thảo luận cách thức và những bước đi hướng tới việc thiết lập một mạng lưới quốc tế về Microbiotme

Hội nghị là một trong những bước đi đầu tiên tạo ra cầu nối trong việc ứng dụng các thành tựu giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và thực hành trong lâm sàng về microbiotme tại nước ta nhằm đóng góp một cách thiết thực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay, Việt Nam đã đưa microbiome vào can thiệp một số bệnh lý như loét dạ dày tá tràng. Ngoài sử dụng thuốc ức chế axít và kháng sinh, việc bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn trong điều trị bệnh này đã làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Microbiome cũng được sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy.

Nguồn tham khảo:

  1. http://cesti.gov.vn/chi-tiet/3838/suoi-nguon-tri-thuc/microbiome-dinh-nghia-moi-ve-cham-soc-suc-khoe

2. sentayho.com.vn/y-te/item/41726002-viet-nam-nghien-cuu-sau-ve-he-vi-khuan-chi-duong-tieu-hoa.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *