Chào các anh chị và các bạn ! Chúng tôi biết các bạn, anh chị thấy rất nhiều những thuật ngữ như: WDR 120dB, 0.01Lux, BLC, F2.0, F1.4, AGC, HDTIVI, AHD, HDCVI, IP, PoE,….. và rất nhiều từ ngữ khác. Gần đây Tâm thấy có rất nhiều anh em chia sẻ những thuật ngữ này trên các diễn đàn, group cctv nhưng Tâm thấy còn thiếu xót rất nhiều. Và đó là lý do Tâm viết bài chi sẻ này.
WDR (Wide Dynamic Range) là gì ?
WDR Là chức năng bù sáng khi điều kiện ánh sáng tại mỗi điểm ảnh không cân bằng nhau. Hay còn gọi là tính năng chống ngược sáng.
Tính năng WDR có 2 loại đó là DWDR ( Digital Wide Dynamic Range): Tính năng chống ngược sáng kỹ thuật số, với tính năng này, camera tự động cân chỉnh ánh sáng, độ bảo hòa, độ tương phản để làm sao cho một hình ảnh tốt nhất ở môi trường anh sáng không cân bằng nhau.
Tính năng chống ngược sáng thực (WDR): Với những chiếc camera được trang bị tính năng này thì trên board được trang bị 1 con chip riêng để xử lý phần ánh sáng.
Để phân biệt được những camera được trang bị chống ngược sáng thực và chống ngược sáng kỹ thuật số các anh chị dựa trên thông tin sau. Với camera chống ngược sáng thực thì trong phần thông số kỹ thuật sẻ có dòng WDR: 120dB hoắc True WDR 120dB. Còn với tính năng chống ngược sáng kỹ thuật số thì chỉ ghi DWDR.
BLC (Backlight Compensation) là gì ?
BLC là cụm từ viết tắt của (Backlight Compensation) tạm dịch “Bù sáng” tính năng này giúp camera che bớt đi tia ánh sáng trên khung hình đây là thủ phạm đã che khuất đi khung cảnh đang được quan sát. Tính năng này gần giống với tính năng WDR.
Nhìn chung với tính BLC nó gần tương với WDR. Nếu như WDR giải quyết được ngược sáng làm rõ các vật cận cảnh và hậu cảnh thì với BLC chỉ giải quyết được vấn để vật cận cảnh.
HLC (High Light Compensation) là gì ?
Chỉ số F khẩu độ và độ sâu trường ảnh.
Chỉ số F là tiêu cự của ống kính được phân chia bởi đường kính hiệu dụng của khẩu độ. Vì vậy, trong trường hợp ống kính F1.4 12 mm, khi khẩu độ được đặt ở mức cực đại F1.4, đường kính hiệu dụng của khẩu độ sẽ là 12 ÷ 1,4 = 8.57 mm. Lưu ý rằng khi tiêu cự của ống kính thay đổi, đường kính của khẩu độ tại chỉ số F xác định cũng sẽ thay đổi.
Khi đường kính hiệu dụng của khẩu độ tăng lên giúp cho camera thu nạp được nhiều ánh sáng cũng nhu điểm ảnh. Việc này giống như các bạn kéo rèm cửa sổ vậy. Các bạn kéo rèm càng to thì ánh sáng lọt vào càng nhiều.
Không biết các bạn, anh chị em có để ý 2 công nghệ camera của dahua và hikvision. Camera dahua luôn có chỉ số F nhỏ hơn hơn, và cho ra hình ảnh sắc màu cũng sáng hơn hikvision ( đối với những chiếc camera ngang tầm giá).
AWB (Auto white balance): Tự động cân bằng ánh sáng trắng.
Cân bằng trắng tự động (AWB-Auto White Balance) là chế độ tự nhận diện màu sắc & điều chỉnh cân bằng trắng hoàn toàn tự động trong máy ảnh, camera, phần mềm nhận diện đã được cài đặt sẵn để màu sắc trông tự nhiên theo mắt người cảm nhận tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy, để bắt nhanh khoảnh khắc đẹp trong điều kiện có nhiều kiểu ánh sáng khác nhau thì tốt nhất bạn nên bắt đầu với tính năng AWB. Còn nếu như tính năng AWB không chỉnh được màu sắc mong muốn, bạn có thể điều chỉnh tông màu tùy theo ý thích của mình với tùy chỉnh WB.
AGC (Auto Gaint Control): Tự động kiểm soát độ lợi.
Thuật ngữ: Điều khiển khuếch đại tự động (AGC) Trong điều kiện ánh sáng yếu, một số camera an ninh sử dụng Điều khiển khuếch đại tự động (AGC) để cải thiện một cách giả tạo phạm vi động động của họ và tạo ra hình ảnh có thể sử dụng. AGC về cơ bản là từ sự khuếch đại trong đó máy ảnh sẽ tự động tăng cường hình ảnh nhận được để có thể nhìn rõ hơn các vật thể. Trong điều kiện ánh sáng bình thường, máy ảnh sẽ hiển thị hình ảnh bình thường. Tuy nhiên, khi chất lượng ánh sáng giảm xuống dưới một mức nhất định, máy ảnh sẽ bắt đầu tăng tín hiệu để bù cho việc thiếu ánh sáng.
Ưu điểm của kỹ thuật này là máy ảnh của bạn sẽ tạo ra hình ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Nhược điểm là sự khuếch đại không chỉ trên dữ liệu có thể sử dụng trong ảnh mà còn cả nhiễu nền. Điều này có nghĩa là bạn càng khuếch đại, bạn sẽ thấy càng nhiều nhiễu và chất lượng hình ảnh sẽ càng kém
Video chi tiết hiệu quả của AGC.
DNR (Dynamic Noise Reduction) – Giảm nhiểu động:
DNR (Dynamic Noise Reduction) Là một tính năng trên camera giúp giảm độ tĩnh hoặc nhiễu trên hình ảnh, đặc biệt là dưới ánh sáng yếu.
Lux là gì ? – Minimum illumination trong camera có ý nghĩa gì?
Lux ( độ nhạy sáng của Camera quan sát) là một trong những thông số đặc biệt quan trọng. Nếu như độ phân giải của camera cho biết hình ảnh có sắc nét hay không thì Lux là chỉ số cho chúng ta biết ở điều kiện ánh sáng nào thì camera chuyển sáng chế độ Day / Ningt ( ngày / đêm).
Khi ta xem thông số của một chiếc Camera chúng ta thường thấy có phần thông số về ” Độ nhạy sáng” hay tối thiểu chiếu sáng. Vậy nó là gì, tác dụng ra sao, dưới đây Chúng Tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về thông số này nhé.
Lux là gì ?
Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng chiếu trên một bề mặt cụ thể. Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX, 1 Lux là cường độ ánh sáng được tạo ra bởi một ngọn nến đổ sáng trên bề mặt 1 góc 90° từ khoảng cách 1 mét. 1 LUX = 1 LUMEN/m².
Trong trường hợp ánh sáng là không đủ tốt (không đủ LUX) bề mặt của vật cần chiếu sáng sẽ rất mờ.
– Ánh sáng mặt trời: 100.000 – 130.000 lux – Ánh sáng ban ngày bình thường (Không phải ánh sáng mặt trời): 10.000 – 20.000 lux – Ngày có mây: 1000 lux – Văn phòng: 200 – 400 lux – Ngày quá tối: 100 lux – Mờ sáng: 10 lux – Trời sẩm tối: 1 lux – Trăng tròn: 0,1 lux – Trăng khuyết: 0,01 lux – Trời tối nhiều mây và không có trăng: 0,0001 lux
Minimum illumination trong camera có ý nghĩa gi ?
– Min. illumination là cường độ ánh sáng tối thiểu mà cảm biến ánh sáng của camera có thể nhận biết được màu sắc giữa các vật thể.
Ví dụ thông số dòng camera Min. Illumination: 0.1 Lux / F2.0, 0Lux (IR ON)
Có nghĩa là camera có thể nhận biết màu sắc ở những môi trường có cường độ ánh sáng tối thiểu là 0.1LUX, (tương đương với ánh sáng lúc trăng tròn).
Trong điều kiện cường độ sáng nhỏ hơn cường độ sáng nhỏ nhất mà camera cảm nhận được, thì chúng ta phải lắp thêm đèn chiếu sáng để tăng cường độ sáng, hoặc thay thế bằng camera có cường độ sáng tối thiểu nhỏ hơn như 0,01 Lux / 0.005 / 0.0005Lux,… mới có thể quan sát rõ ràng được. Còn nếu không dáp ứng được camera sẻ chuyển sang chế đọ IR ( hồng ngoại) lúc này camera sẻ có hình ảnh trắng và đen..
IR (Infrared rays) Là gì ?
IR (Infrared rays) là tia hồng ngoại, những camera có trang bị IR ( tia hồng ngoại) sẻ giúp cho hình ảnh camera vào ban đêm rõ ràng hơn.
IR Led.
IR led là số lượng đèn hồng ngoại được trang bị trên camera. Theo lý thuyết thì cứ IR Led càng lớn thì tầm xa hồng ngoại càng xa. Nhưng thực tế theo kinh nghiệm của Camera Đại Phát, tầm xa hồng ngoại ngoài việc phụ thuộc vào số lượng đèn hồng ngoại thì còn phụ thuộc rất lớn vào các công nghệ LED.
IR Range.
IR Range là khoảng cách tối đa mà hồng ngoại camera có thể chiếu tới. Với kinh nghiệm của Tâm thì khoảng cách này ngoài việc phụ thuộc vào số lượng đèn hồng ngoại thì còn phụ thuộc vào khoản không gian lắp đặt camera.
Smart IR.
Smart IR là tính năng hồng ngoại thông minh giúp điều chỉnh ảnh sáng hồng ngoại xử lý vấn đề chói ở cự ly gần giúp khả năng quan sát tốt hơn.
( các bạn có thể tim hiểu thêm tất cả các loại LED hồng ngoại ở bài viết: Tất Tần Tật Về Hồng Ngoại Camerra IR Led, Array, Laser, EXIR, SMD )
Weather Proof là gì ?
Weather Proof – Tạm dịch là ” Bằng chứng thời tiết “, theo từ ngữ chuyên nghành cctv là khả năng chống nước, bụi của chiếc camera giám sát.
Weather Proof được thể hiện rõ qua các chứng chỉ IP (Ingress Protection) là bộ tiêu chuẩn dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị khỏi các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế ban hành.
Hệ thống xếp hạng này bao gồm kí tự chữ hoặc số, mỗi kí tự sẽ cho biết thông tin về mức độ bảo vệ đối với một tác động khác nhau. Chúng ta đã biết tiêu chuẩn IP là gì rồi, vậy tiêu chuẩn này gồm những gì?
Kí tự đầu tiên:
Kí tự thứ nhất thể hiện mức độ bảo vệ đối với tác động từ các vật thể rắn, bắt đầu từ số 1 (bảo vệ khỏi những lần chạm vô tình từ tay) cho đến số 6 (chống bụi hoàn toàn). Các vật thể rắn này bao gồm có thể bao gồm những tứ như: ngón tay, những dụng cụ gia đình, dây điện cho tới bụi bẩn. Sau đây là bảng giải thích cụ thể:
_0: Không có khả năng bảo vệ gì đặc biệt.
_1: Bảo vệ khỏi các vật lớn hơn 50 mm, ví dụ như bàn tay con người.
_2: Bảo vệ khỏi các vật lớn hơn 12,5 mm, ví dụ như ngón tay.
_3: Bảo vệ khỏi những vật to hơn 2,5mm, ví dụ như tua-vít hoặc những công cụ kĩ thuật có kích thước như trên.
_4: Bảo vệ khỏi những vật lớn hơn 1mm, ví dụ như dây điện.
_5: Bảo vệ khỏi một lượng bụi không quá nhiều.
_6: Chống bụi bẩn hoàn toàn.
Kí tự thứ 2
Kí tự thứ 2 thể hiện khả năng chống nước xâm nhập, bắt đầu từ 1 (chống lại các khối chất lỏng ngưng tụ) cho tới 8 (chịu được áp lực nước ở độ sâu trên 1m). Với các thông số cụ thể như sau:
_0: Không có bảo vệ gì.
_1: Bảo vệ khỏi những hạt nước nhỏ rơi theo phương thẳng đứng và các khối chất lỏng ngưng tụ.
_2: Bảo vệ khỏi dòng nước xối trực tiếp với góc 15 độ theo phương thẳng đứng.
_3: Bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp, lên đến góc 60 độ theo phương thẳng đứng.
_4: Bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng với một lượng thể tích nhất định.
_5: Bảo vệ khỏi nước xối áp lực thấp từ hầu hết mọi hướng với lượng thể tích nước nhất định, không quá lớn.
_6: Bảo vệ khỏi nước xối mạnh từ tất cả hướng.
_7: Chịu được một khoảng thời gian có hạn dưới độ sâu từ 15cm cho tới 1m trong vòng 30 phút.
_8: Chịu được khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m với áp lực nước nhất định.
Oke, ở trên là những con số cho các bạn và các anh chị thấy là khi mua lắp đặt camera ở những vị trí, điều kiện môi trường nào thì chọn cho mình chiếc camera có chứng chỉ bảo vệ phù hợp.
Lưu ý: Những tiêu chuẩn bảo vệ trên được đưa ra bởi ‘Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế ban hành”. Nó sẻ đúng với các sản phẩm đặt tiêu chuẩn của quốc tế. Còn đối với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường Việt Nam thì cần phải xem lại và cần trang bị thêm phụ kiện để bảo vệ như vỏ che camera.
Image Sensor – Cảm biến ảnh là gì ?
Image Sensor – Cảm biến ảnh là thiết bị có chức năng chuyển đổi tính hiệu hình ảnh thành tín hiệu điện.
Cảm biến ảnh được chế ở hai dạng:
- Dạng ma trận hay mảng (Array), thu nhận trực tiếp ảnh hai chiều, sử dụng trong camera, webcam, máy ảnh kỹ thuật số, kính nhìn đêm (Night vision), kính thiên văn, camera trên vệ tinh viễn thám,…
- Dạng dòng đơn (Line) thu nhận từng dòng và thực hiện quét để thu được toàn ảnh, sử dụng trong máy fax, máy scan các kiểu, và máy đo quang phổ.
Ngày nay, hầu hết các máy ảnh đều sử dụng một trong hai loại cảm biến là CCD và CMOS. Cả CCD và CMOS đều thực hiện một nhiệm vụ giống nhau: biến các tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu điện.
Cảm biến CCD là gì ?
CCD ( charge-coupled devices) là một trong những công nghệ lâu đời nhất trên máy ảnh số, với chất lượng ảnh chụp vượt trội so với CMOS nhờ có dải tần nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt hơn. Hiện nay, CCD vẫn được sử dụng nhiều trong các mẫu máy ảnh du lịch giá rẻ, song quá trình lắp ráp khó khăn và điện năng tiêu thụ quá nhiều của CCD đã dẫn tới sự thống trị của CMOS.
Cảm biến CMOS là gì ?
CMOS (complementary metal-oxide-semiconductor) Công nghệ CMOS cũng được dùng rất nhiều trong các mạch tương tự như cảm biến ảnh, chuyển đổi kiểu dữ liệu, và các vi mạch thu phát có mật độ tích hợp cao trong lĩnh vực thông tin
Tổng kết:
Camera Đại Phát xin cảm ơn tất cả cá bạn, các anh chị đã đọc tới đây. Đây là một bài viết nới về những thuật ngữ về nghành camera, và những tính năng ảnh hưởng tới hình ảnh camera giám sát.
Về các thuật ngữ chuyên nghành cctv còn rất nhiều rất nhiều và sẻ được chúng tôi update hàng tuần ở Website sentayho.com.vn và Fanpage. Các bạn hãy theo dõi các kênh trên mạng xã hội để nhận được thêm các bản cập nhật của chúng tôi.
CAMERA ĐẠI PHÁT.
Fanpage: sentayho.com.vn/lapdatcamerahcm247/
Yoube Chanel: Camera Đại Phát
Website: sentayho.com.vn