Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là gì?

Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM)

Mô hình định giá tài sản vốn trong tiếng Anh là Capital asset pricing model, viết tắt là CAPM.

Mô hình định giá tài sản vốn là mô hình định giá mô tả mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và lợi nhuận kì vọng của tài sản, đặc biệt là cổ phiếu. (Theo: Investopedia)

Trong đó, rủi ro hệ thống là rủi ro cố hữu đối với toàn bộ thị trường hoặc phân khúc thị trường. Loại rủi ro này là không thể dự đoán và không thể tránh hoàn toàn. Ví dụ như rủi ro thay đổi chính sách của chính phủ, rủi ro đến từ các điều kiện tự nhiên (bão lụt, hạn hán…)

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong lí thuyết danh mục đầu tư. CAPM được giới thiệu bởi William Sharpe, John Lintner, Jack Treynor và Jan Mossin và xây dựng dựa trên lí thuyết của Harry Markowitz về đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Công thức:

E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]

– E(Ri ) : Mức lợi nhuận kì vọng cho danh mục i

– E(Rm) : Mức lợi nhuận không rủi ro

– Rf : Mức lợi nhuận kì vọng của toàn bộ thị trường.

– βi (Hệ số beta): Độ nhạy của chứng khoán đối với thay đổi trên thị trường

+ βi =1: Biến thiên bằng thị trường, rủi ro bằng mức trung bình của thị trường

+ βi > 1: Rủi ro cao hơn mức trung bình của thị trường

+ βi

Các giả định của mô hình CAPM

1. Mức e ngại rủi ro: Để chấp nhận một mức độ rủi ro lớn hơn, các nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận kì vọng cao hơn.

Các nhà đầu tư chọn danh mục đầu tư, dựa trên sở thích cá nhân của họ, với sự kết hợp rủi ro và và mong muốn tối đa hóa lợi nhuận.

2. Thị trường hoàn hảo: Không phí giao dịch, không thuế, được phép bán khống, được vay và cho vay với lãi suất phi rủi ro.

3. Nhà đầu tư có kế hoạch nắm giữ một kì với thời gian giống nhau: CAPM là mô hình một giai đoạn và tất cả các quyết định của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở một giai đoạn đó.

4. Các nhà đầu tư có cùng kì vọng về cơ hội đầu tư

5. Các khoản đầu tư đều được chia nhỏ một cách vô hạn: Một cá nhân có thể đầu tư ít hoặc nhiều theo mong muốn của họ vào một tài sản.

Giả định này cho phép mô hình dựa vào các hàm liên tục thay vì các hàm rời rạc. Do đó, nó được đưa ra chỉ để thuận tiện cho việc chạy mô hình và có tác động không đáng kể đến kết luận của mô hình.

6. Không có nhà đầu tư nào đủ lớn để ảnh hưởng đến giá của chứng khoán trên thị trường, các nhà đầu tư được tiếp cận thông tin như nhau.

Ứng dụng của CAPM

– Ước tính lợi nhuận kì vọng

– Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư

– Giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định về lựa chọn cổ phiếu

– Xây dựng danh mục đầu tư: Dựa vào mô hình này, nhà đầu tư nên nắm giữ kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và có tính rủi ro hơn (cổ phiếu)

Hạn chế của CAPM

Hạn chế về lí thuyết

Mô hình một yếu tố: Chỉ rủi ro hệ thống (Beta) được định giá trong sentayho.com.vn khi sự biến động của các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro khác.

Mô hình một giai đoạn: CAPM là mô hình một giai đoạn không xem xét tác động nhiều giai đoạn hoặc mục tiêu đầu tư của các giai đoạn trong tương lai. Vì vậy, nó không thể nắm bắt các yếu tố thay đổi ở các kì tiếp theo.

Hạn chế trong quá trình ứng dụng

Danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư theo CAPM bao gồm tất cả các tài sản (tài sản tài chính và phi tài chính). Có nghĩa là nó cũng bao gồm nhiều tài sản không thể đầu tư, như nguồn vốn về con người và tài sản trong các nền kinh tế đóng.

– Vấn đề ủy thác đầu tư: Khi nhà đầu tư ủy thác đầu tư, các nhà phân tích khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra lợi nhuận kì vọng khác nhau cho cùng một tài sản. Điều này trái với giả định của CAPM.

– Ước tính hệ số rủi ro Beta: Cần có dữ liệu đủ dài về lợi nhuận (từ ba đến năm năm) để ước tính rủi ro beta. Ngoài ra, mô hình sử dụng các giai đoạn khác nhau để ước tính kết quả trong các ước tính beta khác nhau.

Ví dụ, beta ba năm sẽ khách beta năm năm và beta được ước tính với lợi nhuận hàng ngày không giống với beta được ước tính với tiền lãi hàng tháng. Do đó, chúng ta có thể ước tính ra lợi nhuận khác nhau cho cùng một tài sản tùy thuộc vào ước tính rủi ro beta được sử dụng trong mô hình.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình CFA level 1 năm 2019)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *