Ngành bảo hộ lao động hiện nay được xem là một ngành khá hot. Có rất nhiều bạn học sinh đã chọn và đăng ký tham gia thi tuyển. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu và cũng không biết nhiều về ngành học này như: Ngành bảo hộ lao động là gì? Ra trường làm những gì?. Vậy nên hôm nay, May In Thêu Hải Triều sẽ giới thiệu đến với bạn đọc, những thông tin hữu ích về ngành bảo hộ lao động. Qua đó có thể giúp cho những ai đang có dự định nộp hồ sơ và thi tuyển vào ngành này, có những quyết định sáng suốt hơn.
Bạn đang đọc: Ngành Bảo Hộ Lao Động Là Gì? Học Ở Đâu, Ra Trường Làm Những Gì? Hải Triều
- [Vector Logo] Trường Đại Học Tôn Đức Thắng – TDTU
- Top 5 loại vải may quần áo bảo hộ lao động được sử dụng nhiều nhất
I. Ngành bảo hộ lao động là gì?
1. Ngành bảo hộ lao động là gì?
Ngành bảo hộ lao động là ngành đào tạo sinh viên trở thành những người có khả năng bảo đảm, và cải thiện được độ an toàn trực tiếp cho người lao động. Việc đảm bảo an toàn cho người lao động, sẽ dựa trên những nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động do người thuê lao động đưa ra.
Trong chương trình dạy học sẽ đưa ra những môn học và các bài thực tập, giúp sinh viên nắm rõ được những quy trình kỹ thuật về an toàn. Những kỹ thuật về an toàn liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau như: Ngành điện, ngành hóa chất, ngành xây dựng, ngành vệ sinh môi trường…
Và sau khi hoàn thành xong chương trình học, sinh viên cần hoàn thiện được kỹ năng quan sát, đánh giá và đưa ra được các phương pháp xử lý. Nhằm giúp phát hiện kịp thời những yếu tố nguy hiểm trong mỗi môi trường làm việc, và giải quyết nhanh chóng khi có các sự cố xảy ra. Ngoài ra, sinh viên khi ra trường cũng có thể nắm rõ kiến thức để truyền đạt và dạy học tại các trường đại học và cao đẳng khác.
2. Ngành bảo hộ lao động thi khối nào?
Mã ngành của môn học là: 7850201
Khi bạn đã xác định chọn ngành bảo hộ lao động để học tập, thì trước hết phải xác định đúng môn học để ôn thi. Các môn học sẽ giao động trong các môn sau: Toán học, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa học, Văn học. Vậy nên sẽ có 3 khối thi tuyển phù hợp với ngành bảo hộ lao động:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
3. Trường đào tạo ngành bảo hộ lao động
Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nhiều trường đào tạo ngành bảo hộ lao động. Vì đây là một ngành mới nên nhiều trường vẫn chưa đưa được chương trình giảng dạy vào, cũng như chưa đủ giáo viên để có thể đào tạo. Tuy nhiên nếu như muốn tham gia học ngành bảo hộ lao động, bạn có thể nộp nguyện vòng vào 2 trường sau:
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Tôn Đức Thắng
4. Điểm chuẩn của ngành bảo hộ lao động
Điểm chuẩn của ngành học này cũng tương đối không quá cao, cũng không quá thấp. Đối với trường Đại học Tôn Đức Thắng, thường sẽ có một môn nhân đôi số điểm nên thang điểm sẽ là 40. Mỗi trường sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau, mời các bạn tham khảo:
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Theo thang điểm 40, thì qua 2 năm 2020 và 2021, điểm chuẩn của ngành đều 24 điểm.
- Trường Đại học Công Đoàn: Theo thang điểm 30, qua 2 năm 2020 và 2021, điểm chuẩn của ngành lần lượt là 14.5 điểm và 18.2 điểm.
II. Chương trình đào tạo ngành bảo hộ lao động
1. Các môn học ngành bảo hộ lao động
⭐️ Kiến thức giáo dục đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HP1,2)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
- Anh văn cơ bản (I-II-III) (3-3-3)
- Tin học đại cương
- Giải tích 1
- Giải tích 2
- Đại số
- Vật lý 1
- Vật lý 2
- Hóa học đại cương
- Pháp luật đại cương
- Sinh y học đại cương
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng
⭐️ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Kiến thức cơ sở khối ngành)
- Hình họa – Vẽ kỹ thuật
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật nhiệt
- Cơ học lý thuyết
- Sức bền vật liệu
- Kỹ thuật điện tử
- Thủy khí động lực học
- Tâm lý học lao động
- Tin học ứng dụng
- Kỹ thuật đo lường
- Môi trường và phát triển
- Cơ khí đại cương
- Xã hội học công nghiệp
- Công nghệ hóa chất
⭐️ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Kiến thức ngành và chuyên ngành)
- Anh văn chuyên ngành
- Tổng quan về Bảo hộ lao động
- Cung cấp điện xí nghiệp
- Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Y học lao động
- Ecgonomi (Công thái học)
- An toàn điện
- An toàn hóa chất
- Kỹ thuật xử lý tiếng ồn và rung động
- Kỹ thuật chiếu sáng công nghiệp
- Phòng chống cháy nổ
- Kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- Chế độ, chính sách pháp luật về bảo hộ lao động
- Thống kê và phân tích An toàn-Vệ sinh lao động
- Nhận diện, đánh giá rủi ro môi trường lao động
- Kỹ thuật xử lý chất thải rắn
- Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước
- Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường khí
- An toàn thiết bị nâng, vận chuyển
- Đồ án về kỹ thuật an toàn
- Đồ án về kỹ thuật vệ sinh
- Quản lý an toàn trong xây dựng
- Quản lý rủi ro môi trường lao động
- Quản lý chất thải rắn
- Quản lý ô nhiễm môi trường nước
- Quản lý ô nhiễm môi trường khí
- Quản lý an toàn thiết bị nâng, vận chuyển
- Đồ án quản lý AT-VSLĐ trong cơ sở lao động
- Đề án môn học
- Kiến tập (năm thứ 3)
⭐️ Thực tập bảo vệ khóa luận và đề án tốt nghiệp
Tìm hiểu thêm: Hang Over là gì và cấu trúc cụm từ Hang Over trong câu Tiếng Anh
2. Điều kiện đầu ra của ngành
Ngoài các môn học chính, sinh viên cần có những kiến thức phụ khác nhằm đảm bảo hoàn thiện toàn bộ kỹ năng trước khi ra trường. Một số môn học và các kỹ năng khác sẽ bao gồm:
- Tiếng Anh: Đạt IELTS 5.0, hoặc các văn bằng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác tương đương
- Tin học: Thành thạo sử dụng máy vi tính trong công việc, có chứng chỉ Tin học quốc tế MOS: 750 điểm.
- Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc nhóm, khả năng quản lý dự án…
- Nắm vững kỹ thuật chuyên môn: Có khả năng quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động.
III. Ngành bảo hộ lao động ra trường làm những gì?
1. Mức lương ngành bảo hộ lao động
Mức lương thường là vấn đề được quan tâm của mỗi người khi chọn ngành nghề, công việc. Đối với nghề bảo hộ lao động, mức lương trung bình được trả cho sinh viên mới ra trường thường 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng trong một tháng làm việc. Số tiền này sẽ giao động tùy theo công ty, tùy theo công việc hay chức vụ. Tuy nhiên, mức lương sẽ thay đổi sau một thời gian làm việc. Nếu như bạn làm tốt, thăng chức thì mức lương bạn nhận được có thể lên đến 10 triệu đồng hoặc cao hơn.
2. Ngành bảo hộ lao động ra trường làm gì?
Tuy đây là một ngành mới mẻ, nhưng cơ hội tìm được công việc cũng không quá khó. Có rất nhiều công việc áp dụng chuyên môn bảo hộ lao động. Vì vậy, sinh viên ra trường không phải quá lo ngại về vấn đề xin việc hay có quá ít công việc để làm. Các bạn có thể làm những công việc hoặc xin việc ở một số địa điểm như:
- Các dự án công trình xây dựng: Tại đây có thể phỏng vấn vào vị trí nhân viên quán lý bảo hộ lao động cho công nhân, và các công trình xây dựng.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng: Nếu như bạn tốt nghiệp với bằng loại giỏi, có thể thi vào các trường Đại học và Cao đẳng để tham gia giảng dạy tại trường.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh: Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sinh viên mới ra trường có thể nộp đơn xin vào vị trí chuyên viên về An toàn và Vệ sinh lao động.
- Làm việc tại các Công đoàn: Công việc chính ở đây chính là kiểm tra bảo hộ lao động.
- Làm việc tại các Công ty chuyên tư vấn về chât lượng hoặc đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Là việc tại các Công ty nước ngoài có các công việc liên quan đến ngành nghề. Tuy nhiên, đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ.
- Một số cơ quan quản lý của nhà nước về vấn đề bảo hộ lao động hay các viện nghiên cứu.
3. Những tố chất cần có để phù hợp với ngành bảo hộ lao động
Ngoài nắm vững chuyên môn, người theo đuổi ngành bảo hộ lao động cần có niềm đam mê với công việc. Bước khởi đầu của công việc sẽ gặp một số khó khăn, mức lương cũng ở mức trung bình nên đòi hỏi người làm công việc này cần có tình yêu và niềm tin tuyệt đối, thì mới có thể thành công được. Bên cạnh đó, những tố chất quan trọng ảnh hưởng đến ngành nghề bảo hộ lao động có thể kể đến như:
- Nắm rõ được những mối nguy hiểm của người lao động: Mỗi ngành nghề sẽ có những công việc riêng, và tất nhiên các mối nguy hiểm hay rủi ro cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, người làm công việc này cần có khả năng nhận ra đươc những vấn đề rủi ro sẽ xảy ra với người lao động. Để từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh, và cách giải quyết hợp lý.
- Hiểu rõ quy trình bao hộ lao động: Cần nắm rõ được quy trình bảo hộ lao động để thực hiện tốt công việc được giao, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc.
- Nắm rõ kiến thức về PPE: PPE là những thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng cho người lao động, nên người quản lý trong lĩnh vực này cần biết chi tiết, hiểu được công dụng của các thiết bị lao động, để các thiết bị lao động phát huy được tác dụng đúng nơi và đúng lúc.
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc của nhân viên hành chính văn phòng là gì? – Việc làm ngành Y và kỹ năng làm việc
- Có khả năng ngoại giao tốt: Người làm công việc bảo hộ lao động chính là cầu nối giữa người thuê lao động, với người lao động. Chính vì vậy, bạn nên có khả năng giao tiếp tốt, để có thể truyền đạt hết được những vấn đề được giao với người lao động.
- Có sức khỏe tốt: Để có thể thực hiện được công việc trong một thời gian dài, chúng ta cần có một sức khỏe tốt. Như vậy, thì công việc mới có hiệu quả và đem lại được sự an toàn tuyệt đối cho người lao động.
- Có phẩm chất đạo đức tốt: Luôn thực thi và đảm bảo quy trình bảo hộ lao động theo quy định của nhà nước. Nhằm giúp người lao động bảo vệ an toàn cho bản thân, và nâng cao hiệu quả công việc cho các cơ sở kinh doanh.
- PPE là những trang bị gì trong Bảo Hộ Lao Động?
- Xưởng may đồng phục Bảo Hộ Lao Động tại TpHCM
Ngành bảo hộ lao động tuy là một ngành học mới, nhưng cơ hội mà công việc đem lại khá nhiều. Vì vậy, nếu bạn muốn hướng đến những công việc liên quan đến ngành bảo hộ lao động, hãy sẵn sáng bắt đầu từ ngày hôm nay. Và cũng đừng quên luôn trau dồi kiến thức, học tập, rèn luyện tốt về chuyên môn để có thể gắn bó lâu dài với công việc. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm: