Ngành Logistics là gì, ngành Logistics học những gì?

Tổng thể ngành logistics

Ngành Logistics là gì?

Logistics bao gồm các quá trình: Lập kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát các thủ tục vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Ngành Logistics là bao gồm toàn bộ dịch vụ logistics và thông tin liên quan từ điểm nguồn đến điểm tiêu thụ hàng hóa nhằm mục đích đáp ứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Nhiều người thường đánh đồng “logistics” với “vận tải”. Trong khi vận tải chỉ tập trung vào sự di chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thì logistics lại bao hàm rộng hơn, tập trung quản lý “dòng dịch chuyển” hàng hóa và dịch vụ, cũng như các thông tin liên quan. Vì vậy, ngành logistics rộng hơn nhiều so với ngành vận tải. Ngành logistics không chỉ bao gồm việc vận chuyển mà còn là lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa và nhiều khía cạnh khác.

Vận hành logistics hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận.

Vận hành Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí

Điểm khác biệt lớn nhất là Logistics đòi hỏi phải có kế hoạch, và vận chuyển chỉ cung cấp phương thức thực hiện kế hoạch đưa hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Vận tải đơn thuần là một phần của Logistics. Khi hoạt động, các nhân viên logistics phải đưa ra các quyết định xa hơn phương thức vận tải, bao gồm:

Đóng gói và bao bì

Kế hoạch vận chuyển container hay phương thức vận chuyển khác

Chứng từ và thông tin

Bảo hiểm

Lưu kho và tồn kho

Quy định Xuất nhập khẩu

Yêu cầu bồi thường thiệt hại về vận chuyển hàng hóa

Làm việc với các giám đốc điều hành khác trong Chuỗi cung ứng

Quản lý nhà cung cấp và đối tác logistics khác

Chịu trách nhiệm giảm thiểu rủi ro

Vậy, một nhân viên Logistics cần tích lũy những kiến thức gì để có khả năng nhận hàng loạt trách nhiệm trên?

Ngành logistics học gì?

Chương trình học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng của Đại học Bách Khoa TP.HCM

Logistics giờ đây đã trở nên phổ biến và được nhiều bên công nhận. Chính vì thế, các chương trình đào tạo logistics đã xuất hiện ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ cấp Cao đẳng, Đại học đến cấp Cao học; từ các trung tâm đào tạo logistics ngắn hạn đến các chương trình đào tạo dài hạn; từ đào tạo trong nước đến du học quốc tế.

Chương trình đào tạo logistics

Nhìn chung, một chương trình đào tạo logistics sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng theo 4 nhóm chính:

1. Kiến thức kinh tế và Kỹ năng tính toán

Để nhanh chóng nắm được mô hình kinh doanh của đối tác và nhu cầu thị trường, thì kiến thức Kinh tế vi mô và vĩ mô, cũng như các Nguyên lý marketing cơ bản thường được đưa vào khoản thời gian đầu làm quen với Logistics.

Thêm vào đó, rất nhiều vị trí trong Ngành Logistics cần làm việc thường xuyên với dữ liệu. Nhân viên Logistics thường được giao nhiệm vụ tính toán và phân tích hiệu quả, và được trao dồi kỹ năng này từ các môn Toán cao cấp, Toán kinh tế, Xác suất thống kê, Tin học ứng dụng…

2. Kỹ năng ngoại ngữ

Tiếng anh chuyên ngành logistics

Một yếu tố gần như bắt buộc đối với học viên mong muốn phát triển trong ngành Logistics, Ngoại ngữ và phổ biến nhất là Tiếng Anh luôn có mặt trong chương trình học.

Bắt đầu từ Anh văn cơ bản, học viên sẽ được bổ sung thêm các kỹ năng và vốn từ chuyên ngành với các tín chỉ Anh văn giao tiếp, Anh văn thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành Logistics…

Một số trường còn đưa Chứng chỉ Anh văn quốc tế vào điều kiện bắt buộc để nhận bằng, mức điểm chuẩn ra trường thường nằm ở 79 TOEFL iBT, 6.5 IELTS, 650 TOEIC hoặc Bằng B Anh văn trở lên.

3. Kiến thức thương mại

Gần 80% số vật dụng mọi người sử dụng đã được sản xuất, nhập khẩu và vận chuyển từ một quốc gia xa lạ. Chính vì thế, mọi doanh nghiệp ngày nay đều cần các Chuyên gia Logistics với kiến thức và kỹ năng tham gia vào thị trường quốc tế.

Các môn học liên quan đến kiến thức trên bao gồm: Luật thương mại quốc tế và Xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ Hải quan, Tài chính tiền tệ, Bảo hiểm kinh doanh, Kinh doanh quốc tế

4. Kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành logistics

Kiến thức chuyên ngành logistics

Một điểm khác biệt so với các học viên chuyên ngành logistics và các đối thủ học ngành khác nhưng muốn “lấn sân” trên thị trường tuyển dụng.

Các kiến thức cơ bản nhằm giúp học viên dễ dàng tiếp thu cũng như nhận trách nhiệm trong phòng ban Thu mua, Kế hoạch sản xuất, Kho vận… sẽ đến từ các môn học Quản trị Logistics, Kho hàng và tồn kho, Vận tải và Hàng hóa, Kỹ thuật Hệ thống, Mua hàng và cung ứng

Bên cạnh kiến thức nền tảng được đào tạo trên nhà trường, các học viên hay những người đang đi làm thực tế trong ngành logistics nên theo dõi Sàn giao dịch logistics sentayho.com.vn để biết thêm về các công ty logistics, các giao dịch giá cước vận chuyển, dịch vụ logistics, kiến thức logistics thực tế cũng như tin tức diễn biến trên thị trường logistics hàng ngày.

Sàn giao dịch logistics sentayho.com.vn (Ảnh: Phaata)

Chúc bạn thành công!

  • Logistics là gì – Ý nghĩa và tầm quan trọng của Logistics?
  • Vai trò của Logistics trong ngày hội mua sắm Black Friday
  • “Cơn ác mộng” của trưởng phòng Logistics 9x và Vị cứu tinh Phaata

Nguồn: Phaata

sentayho.com.vn – Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam

► Kết nối Chủ hàng & Công ty logistics nhanh hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *