Nhạc trữ tình tiếng anh gọi là gì

NHẠC TRỮ TÌNH TIẾNG ANH GỌI LÀ GÌ

Khi tìm các ca khúc theo thể loại, bạn sẽ hay thấy được tên các thể loại trong tiếng anh như blues, classical hay pop. Nhưng khi bạn muốn tìm các ca khúc nhạc trữ tình thì lại không biết trong tiếng anh, chúng được gọi là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về thể loại nhạc trữ tình đồng thời giải đáp câu hỏi nhạc trữ tình tiếng anh là gì?

Nhạc trữ tình tiếng anh được gọi là “love song” mà dịch ra thì còn có thể gọi là tình ca, tình khúc. Đây là một thể loại nhạc nhẹ nhàng, tình cảm với giai điệu thiết tha, lắng đọng mà cốt lõi chính là tình yêu. Giai điệu trong các ca khúc nhạc trữ tình không quá sôi động những vẫn có những lúc vui tươi, khi lại sâu lắng, tràn đầy cảm xúc, man mác buồn. Nội dung của các ca khúc nhạc trữ tình thường là cảm nhận, cách nhìn của tác giả về một vấn đề nào đó của đời sống, là tình cảm cá nhân hay tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi một ca khúc trữ tình lại trở thành một nỗi niềm chất chứ, là những hoài niệm, suy tư với ca từ giàu ý nghĩa, hàm xúc. Nhạc trữ tình không chỉ là những giai điệu đơn thuần mà đó còn là một nghệ thuật của sự sáng tạo.

Trong nhiều năm qua, nhạc trữ tình chưa bao giờ bị lu mờ hay lỗi mốt bởi các dòng nhạc hiện đại khác. Bởi những cảm xúc và ý thơ chưa từng bị phai nhạt dần đi, chúng cũng không “mới để bị cũ” mà luôn có được chỗ đứng sâu đậm trong lòng công chúng. Các ca khúc trữ tình nổi tiếng, được rất nhiều người ưa chuộng có thể kể đến như Áo mới Cà Mau, Sa mưa giông hay Hành trình trên đất phù sa cho thể loại nhạc trữ tình quê hương. Về dòng nhạc trữ tình hải ngoại có thể kể tên một số tuyệt phẩm như Khúc thụy du, Con đường màu xanh, Về đây em…Và gần đây nhất, một thể loại nhạc trữ tình phù hợp với đại đa số thị hiệu của công chúng rất được chú trọng – nhạc trữ tình bolero nổi lên với các tác phẩm như Duyên phận, Ai khổ vì ai, Sầu lẻ bóng hay Chuyến tàu hoàng hôn…Những ca khúc trữ tình đi cùng năm tháng này dần trở thành một điểm đặc trưng, khác biệt và nổi bật trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.

Gắn liền với các ca khúc nhạc trữ tình là những người nghệ sĩ đã khiến cho dòng nhạc này trở nên bất tử, những giai điệu được truyền tải đi vào lòng người nhất. Nhắc đến nhạc trữ tình là nhắc đến Quang Lê – giọng ca đầy nội lực, ngọt ngào và đầy cảm xúc trong Sương trắng miền quê ngoại, Xuân này con không về hay Mưa đêm ngoại ô. Nếu ví Quang Lê là “hoàng tử” của dòng nhạc trữ tình thì “nữ hoàng phòng trà” phải nhắc đến Lệ Quyên. Nữ ca sĩ với chất giọng đặc biệt cùng phong thái đậm chất cổ điển tạo nên dấu ấn với nhiều ca khúc như Hãy trả lời em, Nếu như ngày đó và Quay lại từ đầu. Ngoài ra các thế hệ đi trước cũng có nhiều người ghi được dấu ấn trong lòng công chúng cho đến nay như Ngọc Sơn, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh…với những sân khấu nhạc trữ tình một thời say đắm.

Cũng giống như nhiều thể loại nhạc khác, nhạc trữ tình mang đến nhiều tác động tích cực về mặt cảm xúc, tinh thần và tình cảm của con người. Nhiều người không chỉ nghe nhạc bởi niềm thích thú mà nghe nhạc trữ tình bởi trái tim đồng điệu với tác phẩm đó. Khi nghe những giai điệu nhạc trữ tình viết về tình cảm đôi lứa, khán giả cảm nhận được sự lãng mạn, là nỗi nhớ nhung và cả những cay đắng mà không một mối tình nào không phải trải qua để từ đó đọng lại một cảm xúc khó tả. Sau những ngày là việc mệt mỏi, bộn bề với cuộc sống, những âm thanh ồn ã, xô bồ, một chút tĩnh lặng cùng với ly trà chiều, thêm những thanh âm dịu dàng của nhạc trữ tình như một vòng tay ôm lấy người vất vả. Để họ thư thái, xoa dịu những căng thẳng, giảm đi áp lực và để chính họ chìm đắm trong sự yên bình. Đặc biệt hơn, đó là với những công chúng nghe nhạc trữ tình ở nước ngoài, những sân khấu nhạc trữ tình hải ngoại chưa bao giờ vắng khán giả. Họ lắng nghe những giai điệu tổ quốc, nhớ về quê hương, âm thanh của dân tộc qua những giai điệu trữ tình. Và từ đó, giúp họ bồi đắp tình yêu quê hương, tấm lòng xa xứ và nhạc trữ tình như kết nối những con người Việt trên khắp mọi nơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *