3. Minimalism ảnh hưởng như thế nào?
Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, chẳng hạn như hình thức gallery. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với nghệ thuật hiện đại và các nghệ sĩ, Tối giản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống. Nghĩa là Tối giản giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ với những yếu tố cần thiết, xua đuổi bất cứ điều gì mà họ cho là không cần thiết.
Trái với những gì mọi người thường nghĩ, Tối giản được coi là phong cách của giới siêu giàu. Nó không bao giờ được lấy cảm hứng từ sự nghèo đói hay tiết kiệm. Người tạo ra và sử dụng phong cách này có ý nghĩ là: Tôi có thể có bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ không làm lộn xộn, thay vào đó tôi sẽ chỉ trang trí nhưng thứ thanh lịch nhất, đối tượng đơn giản có sẵn. Người biết sẽ không bao giờ nói minimalism là một lựa chọn rẻ.
4. Tối giản trong các lĩnh vực
Tối giản trong Đồ họa (Minimalist Graphic)
Là loại bỏ những thiết kế rườm rà và những màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên, những người thiết kế cũng không được làm mất đi tính chất và nội dung cần thể hiện của sản phẩm/ thông điệp. Việc truyền tải một thông điệp đầy đủ với hình ảnh thu hút nhưng không cầu kỳ là một thách thức lớn.
Tối giản trong Nhiếp ảnh (Minimalist Photography)
Là nắm bắt và chụp cảnh nghệ thuật với một tông màu chủ đạo. Thêm vào đó, đối tượng ở đây không cần qua nhiều, chỉ vừa đủ với khung cảnh. Cần có sự hài hòa về màu sắc và cảnh vật để bức ảnh vùa thu hút người xem, vừa giản đơn.
Tối giản trong Nội thất (Minimalist Interior/ Indoor desgin)
Tối giản trong Nội thất luôn có tính mạnh mẽ, hiện đại, rõ ràng của đường nét và mảng khối. Đặc biệt các khoảng trống và ánh sáng được chú trọng và đề cao, và thiết kế nội thất theo phong cách này là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất.
Tối giản trong Ngoại thất (Minimalist Outdoor Design)
Theo phong cách này cũng gói gọn trong hai chữ “Hạn chế”. Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều ngoại thất, hạn chế về số lượng cây cối, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Những chính sự hạn chế này lại khắc phục được nhược điểm về diện tích của sân vườn.
Tối giản trong lối sống (Minimalist Lifestyle)
Cũng tương tự như các lĩnh vực khác, phong cách sống tối giản bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi là Danshari. Danshari bắt nguồn từ ba hán tự: Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ) và Ri (Tách biệt). Nghĩa là bạn từ chối việc tiếp nhận thêm thêm những thứ không cân thiết vào cuộc sống của bạn, bạn sẽ vứt bỏ tất cả những thứ không cần dùng đến và tránh xa những cám dỗ, những ám ảnh về vật chất. Mục đích là để bản thân được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận những điều mới mẻ, những năng lượng tích cực mà vũ trụ mang đến cho bạn.
Tối giản trong Thời trang (Minimalist Fashion)
Và cuối cùng, tối giản trong Thời trang (Minimalist Fashion) là những bộ trang phục với 1 đến 2 tông màu chủ đạo. Thêm vào đó, thiết kế của những bộ đồ này phải thuộc dạng rất khéo léo và tinh tế để khi kết hợp thì là một vẻ tối giản sang trọng chứ không phải là tầm thường. Thường người nhìn hay chú ý đến những kiểu dáng khi nhìn thấy bộ đồ thời gian và có thể dễ dàng thu hút bởi sự thể hiện đơn giản mà sang trọng.
5. Phong cách tối giản trong thời trang ngày nay
Ngày nay, phong cách thời trang tối giản thường được công chúng nhận biết trên 2 bình diện: gam màu đơn sắc (thường là trắng hoặc đen) và đường cắt may tinh xảo, đơn giản.
Tuy vậy, đối với các nhà thiết kế giai đoạn sau này, phong cách tối giản, hiểu theo một nghĩa nào đó, chính là bước đệm đưa ngành công nghiệp thời trang tiến đến tương lai. Họ muốn thoát khỏi cái quẩn quanh trong những thiết kế thiếu tính đột phá, thậm chí đã dần trở thành lối mòn với tần suất xuất hiện liên tục trên hầu khắp các bộ sưu tập thời trang từ cao cấp hàng đầu đến “cây nhà lá vườn”. Những nhà thiết kế thức thời ấy đang hướng đến những cấu trúc độc đáo hơn, phá vỡ những luật lệ cơ bản của thời trang.
Phong cách casual là gì? Cách diện phong cách Casual thật thời trang
Phong cách smart casual và những điều cần biết