Prenup là gì? Yêu lãng mạn, cưới rạch ròi? | Vietcetera

3. Vì sao prenup trở nên phổ biến?

Hơn 60% số luật sư tham gia cuộc khảo sát của Học viện Luật sư Hôn nhân Hoa Kỳ cho biết: họ đã chứng kiến sự tăng vọt về yêu cầu thỏa thuận tiền hôn nhân trong giai đoạn 2013-2016. Nhóm đối tượng có “đóng góp” lớn cho sự gia tăng này là các cặp đôi Millennials. (Theo Business Insider)

Giải thích hiện tượng, các nhà nghiên cứu đưa ra hai nguyên nhân chính:

  • Các Millennials có xu hướng quan tâm đến sự nghiệp cá nhân nhiều hơn, đồng thời, cưới muộn hơn. Vì vậy, số tài sản tích lũy (và nợ) trước khi cưới của họ lớn hơn. Có prenup với các ràng buộc đi kèm có thể giúp họ quản lý tài chính tốt hơn khi sống chung.
  • Nhiều Millennials có ba mẹ ly hôn. Điều này có thể khiến họ hình thành niềm tin mạnh mẽ rằng “không có gì là mãi mãi”, từ đó có tâm lý phân định rạch ròi trách nhiệm và tài sản trong hôn nhân.

Tại Việt Nam, ngoài quy định tại điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình (2014), cho phép giữa vợ chồng có thể lập các thoả thuận về chế độ tài sản thành hợp đồng, thì ý niệm về hợp đồng tiền hôn nhân vẫn đang còn khá mới mẻ. Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về khái niệm này.

Nếu có thể hứa, rồi hoàn toàn giữ cam kết, thì có lẽ “hợp đồng” là từ vựng không tồn tại trên thế giới này…

Tuy nhiên, nó đang dần nhận được sự quan tâm lớn từ một bộ phận giới trẻ tiếp xúc nhiều với mạng Internet. Họ “rút kinh nghiệm” cho bản thân, từ cuộc chia tay của những đôi vợ chồng giàu có, được báo chí, truyền thông đưa tin trên mọi mặt trận.

Chẳng hạn “ví dụ điển hình” từ chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ – bà Lê Thị Diệp Thảo, CEO tập đoàn Amazon Jeff Bezos và vợ MacKenzie Tuttle. Hay mới đây nhất là bà Melinda và tỷ phú Bill Gates.

Điểm chung của những cuộc chia tay này là giả thuyết “họ đã không ký prenup” và “thuyết âm mưu làm tỷ phú của những người vợ”. Tuy nhiên, chẳng cần phải là người có nhiều tài sản mới nên quan tâm đến prenup. Cũng chẳng phải ký prenup là hoàn toàn dùng với mục đích “phòng hờ” cho việc chia tay.

Năm 2017, cộng đồng mạng đã từng xôn xao về bản Thoả thuận hôn nhân của một cặp vợ chồng 9x. Thoả thuận này tuy không được hợp pháp hoá, nhưng có thể được xem là một hình thức “sơ khai” của prenup. | Nguồn: sentayho.com.vn
Bên cạnh những ý kiến trái chiều cho rằng: “Vợ chồng mà rạch ròi từ chuyện riêng tư đến cả vấn đề tiền bạc thì khác gì người dưng”, cũng có những người đồng cảm với nhân vật trong chuyện. Nhìn ở một góc độ khác, bản thoả thuận này vừa thể hiện được sự tôn trọng với bạn đời, vừa làm cho bản thân tránh bị ngột ngạt bởi những trách nhiệm lo toan của cơm áo gạo tiền. | Nguồn: sentayho.com.vn

Thậm chí trong trường hợp các cặp đôi lập prenup để chuẩn bị trước cho cuộc chia tay, thì đây cũng không hẳn là một hành động thiếu lãng mạn.

Có lẽ nhiều người cảm thấy rằng họ sẽ trân trọng thứ họ đang có hơn, nếu ý thức được rằng cả hai có thể chia xa. Và nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, họ không thể bước tiếp bên nhau, thì cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước. Nhờ prenup, các thủ tục ly hôn có thể trở nên đơn giản hơn, và bớt đau thương hơn.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, vấn đề phân quyền nuôi con, quyền giám hộ sau ly hôn vẫn không được pháp luật các nước công nhận trong hợp đồng tiền hôn nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *