Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tấm panel, nhưng trong đó panel EPS và tấm panel PU là 2 vật liệu được ưa chuộng nhất.
2.1 Tấm Panel EPS
a) Cấu tạo tấm panel EPS
Tấm panel cách nhiệt EPS hay còn được gọi là panel tôn xốp là vật liệu được cấu thành bởi:
- 2 lớp bên ngoài là lớp tôn mạ kẽm (có sóng hoặc không) hoặc 1 lớp tôn mạ kẽm với 1 lớp giấy bạc. Lớp tôn mạ bên ngoài có độ dày thường từ 0.3 – 0.5zem.
- Lớp lõi ở giữa là mút xốp EPS (Expan Polystyrene) với kết cấu từ hạt nhựa cùng các nguyên tử hydro và cacbon nên giúp cho sản phẩm sở hữu khả năng cách nhiệt vô cùng vượt trội.
3 lớp vật liệu này sẽ được kết dính lại với nhau bằng keo chuyên dụng với nhiều mức tỷ trọng khác nhau, từ 8 – 14kg/m3. Riêng phần chiều dài của tấm Panel EPS thường sẽ được thiết kế lại dựa theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, với chiều dài tối đa là 12m.
b) Ưu điểm tấm Panel cách nhiệt EPS
- Tấm Penel cách nhiệt EPS có nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:
- Nhẹ (chỉ có 2% nhựa và 98% không khí) nên dễ dàng lắp đặt, vận chuyển.
- Tấm panel EPS là lựa chọn tuyệt vời cho những công trình có nền, móng yếu.
- Không độc hại, đảm bảo an toàn khi sử dụng
- So với các loại nguyên liệu cách nhiệt truyền thống khác thì có giá thành rẻ hơn.
- Khâu lắp ghép linh hoạt, đa năng, dễ lắp đặt.
- Nhờ cấu tạo lõi giữa là lớp xốp Esp nên loại panel này có thể cách nhiệt và cách âm mức tương đối.
- Sản phẩm có độ thẩm mỹ cao với màu sắc đa dạng mang lại vẻ đẹp tinh tế cho mọi công trình.
- Đặc biệt tiết kiệm năng lượng khi sử dụng nhờ chống nóng, giữ lạnh.
c) Nhược điểm tấm Panel EPS
Tấm panel EPS có một nhược điểm là không có khả năng chống cháy.
d) Ứng dụng của panel EPS
Với nhiều ưu điểm nổi trội của mình, tấm panel EPS được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống. Cả những công trình dân dụng và công trình công nghiệp đều có thể ứng dụng sản phẩm.
- Ứng dụng làm vách ngăn, trần, sàn cách âm, cách nhiệt cho phòng sạch, kho lạnh, hầm đông hoặc các khu chế biến thực phẩm, bảo quản nông sản, hải sản…
- Sử dụng cho các công trình kho bảo quản của siêu thị, phòng thuốc, phòng sạch y tế…
- Ứng dụng làm trần kho, hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm…
- Lắp ráp văn phòng, nhà xưởng, nhà tiền chế, lắp đặt nền trong thi công các công trình xây dựng.
2.2 Tấm panel PU
a) Cấu tạo
Về cấu tạo, Panel PU cũng là tấm cách âm cách nhiệt có chung cấu tạo gồm 3 lớp gồm 2 lớp ngoài là lớp tôn mạ kẽm mạ màu có độ dày từ 0,3mm – 0,6mm hoặc 1 lớp tôn mạ bên ngoài cùng và lớp giấy bạc bên trong cùng. Nhưng điểm khác biệt đó chính là lớp cách nhiệt. Tấm panel PU có lõi cách nhiệt PU (Polyurethane) ở giữa liên kết với 2 lớp bên ngoài bằng lớp keo chuyên dụng.
Lớp PU thường có độ dày khoảng 50mm đến 200mm
Mỗi tấm Panel PU có kích thước: rộng 1000 – 1170 mm, dài 1200 – 6000 mm, được gắn với nhau bằng khóa camlock khá chắc chắn.
b) Ưu điểm lớp Panel PU cách nhiệt
Cách âm, cách nhiệt hiệu quả: panel PU có khả năng cách nhiệt, cách âm và hấp thu âm thanh hiệu quả. Khả năng này có được dựa vào đặc tính cách âm của hợp chất PU.
- Chống cháy: bên cạnh khả năng cách nhiệt, cách âm thì tấm panel PU còn là vật liệu có khả năng chống cháy hiệu quả.
- Độ bền cao: Panel nó có kết cấu vững chắc, được sản xuất dựa trên máy móc và công nghệ hiện cho độ bền và tuổi thọ cao.
- Tiết kiệm năng lượng: Vì hệ số dẫn nhiệt thấp nên tấm panel PU có khả năng đông ấm và hạ mát nhờ vậy điện năng tiêu thụ thấp.
- Bảo vệ môi trường và chống côn trùng: Tấm panel có thể tái sử dụng nhiều lần. Không bị nấm mốc, không bị phá hoại bởi côn trùng như kiến, mối, mọt hay các loài sinh vật khác. Vì ưu điểm này nên tấm panel PU được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
c) Nhược điểm:
Tấm panel PU có một nhược điểm là giá thành khá cao, tuy nhiên với những ưu điểm mà nó mang lại thì đây là loại vật liệu đáng để sử dụng.
d) Ứng dựng tấm panel PU
Panel PU có độ bền và khả năng cách âm cách nhiệt vượt trội nên thường được ứng dụng trong các công trình quan trọng, cần khả năng cách nhiệt cao như phòng sạch y tế, thực phẩm chức năng, kho đông lạnh, làm mái cho nhà dân dụng….