Thời vận

Thời vận là gì và liệu con người có thoát khỏi số phận của mình hay không? Đây là một tiểu luận nghiên cứu về chủ đề này. “Thời vận” ngày nay không còn là từ xa lạ, có người chẳng giỏi cũng làm nên tiền của, có người dù tài giỏi mấy vẫn sa cơ, người đời hay gọi đó là do chưa gặp thời. Chuyện đó có phải là mê tín hay không? Chúng ta cần hiểu làm sao để không vướng vào mê tín?

Bạn đang đọc: Thời vận

Thời vận xoay vần, số phận con người phải chăng đã được định đoạt?

PHÂN TÍCH THỜI VẬN KHÔNG THEO GIÁ TRỊ TÂM LINH

Dựa theo tra cứu từ điển Hán Việt, Kỳ Dương tôi xin được lý giải về Thời vận (時運) như sau

THỜI LÀ GÌ?

Đã bao giờ bạn quan tâm chữ thời trong “thời giờ” chưa? Tứ thời xuân hạ thu đông, giờ tý, giờ sửu, giờ dần,… Thời giờ hay thời gian là những khoảng thời gian có tính chu kỳ lặp lại, năm nào cũng có 4 mùa, ngày nào cũng có 12 giờ địa chi hay 24 giờ theo văn hóa phương Tây.

“Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”: chữ thời không chỉ là thời gian mà còn nghĩa là cái gì đó “thường thường” phải thế.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo ID Apple cho người mới bắt đầu

4 mùa xuân hạ thu đông và 24 tiết khí

Người đương thời, hay thời đại là những từ chúng ta nghe rất nhiều. Thời Vua Hùng, thời vua Đinh, thời vua Lê,… cũng là chữ thời nhưng nói về 1 khoảng thời gian không lặp lại, mà trong khoảng thời gian đó gắn liền với 1 điểm nhận dạng.

Tóm lại, chữ thời có thể được hiểu là khoảng thời gian có giới hạn, được xác định bởi yếu tố lặp lại hoặc bám theo 1 sự việc nào đó mang tính hiển nhiên.

VẬN LÀ GÌ?

Hai từ chúng ta thường gặp nhất, có lẽ là “vận động”, “vận hành”. Ví dụ “người kỹ sư đang vận hành máy móc”, “chúng ta cần vận động cơ thể cho khỏe khoắn”..v..v.. Như vậy, ý đầu tiên chúng ta có thể cắt nghĩa đó là “làm cho chuyển động”.

Còn từ “vận dụng”, vốn cũng đồng nghĩa với “áp dụng”, tức lấy cái gì đó chưa được dùng, và chúng ta bắt đầu dùng để nghiên cứu hiệu quả của nó. Hay nói cách khác, chúng ta đưa nó vào cái sự gọi là “bắt đầu chuyển động” trong sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của nó.

Bỏ qua những từ có chiều hướng tâm linh một chút như “vận may” “vận xui”, vì tôi đang muốn cắt nghĩa để các bạn nhìn nó 1 cách khoa học hơn. Vậy thì 2 lối cắt nghĩa trên chắc là đã đủ?

VẬY THÌ THỜI VẬN LÀ GÌ?

Như vậy, thời vận có thể hiểu một cách đơn giản rằng: thời vận là chu kì vận động một cách hiển nhiên có quy luật, xoay quanh chủ thể có thể là con người, sự vật hay sự việc bất kì. Trong đó, mỗi thời vận khác nhau sẽ mang lại sự chuyển động khác nhau.

Vâng, thời vận thì không mê tín, vì chúng ta có thể cắt nghĩa dễ dàng là như vậy. Nhưng vấn đề làm sao để chứng minh trong thời vận, sự tác động của trời vầ đất, giờ ngày tháng năm sinh có liên quan tới nhau thì tạm thời nó sẽ ở 1 trang khác. Bạn có thể tham khảo bài viết Khái niệm cơ bản về trường năng lượng để hiểu rõ hơn.

CÁC HỆ THỐNG TÍNH THỜI VẬN

Có rất nhiều các hệ thống tính thời vận khác nhau, dựa theo đặc điểm văn hóa, tôn giáo và vùng miền. Hệ thống âm lịch, dương lịch là hai cách tính thời vận khác biệt rõ ràng nhất. Trong cùng hệ thống âm lịch, cách phân chia thời vận của Tử Vi và Tử Bình cũng khác nhau. Một bên phân chia và thể hiện sự chịu tác động lớn của năm; một bên lại chú trọng bố cục phân chia theo ngày và tháng.

“Chúng ta đang nói về cái sự chung, nhưng cái lý khác nhau”, ấy là điều mà tôi và các bạn bè trong giới nghiên cứu triết học vẫn thường nhắc nhau khi đối ẩm. Cũng như cùng một chiếc bánh, bạn cắt ra và ăn hết. Nhưng bạn có thể cắt theo rất nhiều cách, nhai nuốt nhiều kiểu, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là cắt và ăn thôi.

Thời vận trong mệnh lý đông phương nói chung, hay Tử Vi-Tử Bình nói riêng thể hiện qua sự chuyển động của các phi tinh, lưu niên, tựa như các bát quái chồng lên nhau xoay tròn tạo ra vô số sự biến động có quy luật. Chiêm tinh phương Đông (ví dụ như Thái Vi Viên) cũng có rất nhiều điểm thú vị nếu bạn có dịp tìm hiểu.

PHƯƠNG TÂY CÓ HỆ THỐNG TÍNH THỜI VẬN HAY KHÔNG?

>>>>>Xem thêm: CVV là gì? Cách sử dụng CVV/CVC trên thẻ Visa, Mastercard như thế nào?

Một biểu trưng của bói toán phương tây chính là 12 cung hoàng đạo.

Chắc chắn la có thưa các bạn đọc. Ngoài 12 cung hoàng đạo của phương Tây ra tôi cũng từng đọc qua một số phương pháp tính thời vận của phương Tây mà có thể điểm qua cho các bạn tham khảo:

Natal Chart Wheel: Lá số bẩm sinh căn bản

Natal Chart & Transits: Lá số bẩm sinh kết hợp với quá cảnh

Natal & Progressed Chart: Lá số bẩm sinh kết hợp với tiến trình

Solar Return Chart: Lá số Hồi Nhật (xem năm vận theo Mặt Trời)

Lular Return Chart: Lá số Hồi Nguyệt (xem tháng vận theo Mặt Trăng)

Synastry Chart: Lá số Đồng Tinh (để xem tính chất của quan hệ giữa 2 người)

Composite Chart, mid-point method: Lá số Hợp Tinh (để xem các động lực trong quan hệ 2 người)

Progressed Composite Chart, mid-point method: Lá số Tiến Trình + Hợp Tinh kết hợp (để xem quan hệ duyên nợ giữa hai người)

Mấy cái trên các bạn cứ Google là ra nhé Khi nào có thời gian tôi sẽ cố gắng viết mấy bài nghiên cứu về các môn trên cho các bạn tham khảo. À nhưng mà tôi sẽ viết trên website khác vì ở website này, tôi chỉ muốn làm sống lại nền văn hóa và triết lý phương Đông, bắt nguồn từ dân tộc Đại Việt.

Quay trở lại vấn đề, nếu cất công tìm hiểu rộng hơn, tất cả các phương pháp xem mệnh hay chấm lá số hay tính toán thời vận đều có đầy đủ nội dung như nhau, chúng chỉ khác ở góc nhìn, cách phân chia bố cục và cách thể hiện mà thôi.

Một lần nữa, Kỳ Dương tôi xin được nhấn mạnh rằng: thời vận là khoảng thời gian đi kèm đặc tính của sự chuyển động, thuận tự nhiên một cách có quy luật. Chúng ta có vô số cách tính hợp lý, như nhiều cách cùng giải một bài toán.

VẬY ĐIỀU GÌ CHI PHỐI THỜI VẬN?

Nếu chúng ta là những thực thể, thực sự không điều gì có thể chi phối chúng ta cả. Nhưng nếu chúng ta chỉ là những bước sóng, thì liệu các bước sóng khác có ảnh hưởng đến chúng ta hay không?

Phần này muốn giải thích theo khoa học cũng rất khó. Nhưng một nữa hãy tham khảo lại bài viết Khái niệm cơ bản về trường năng lượng để hiểu hơn về vấn đề này. Thực ra chúng ta không phải là những thực thể, mà chỉ là khí nếu nói theo hệ lý luận phương Đông và chỉ là những sợi sóng nếu theo vật lý lượng tử phương Tây. Mà cũng chỉ mới gần đây phương Tây mới chứng minh được vấn đề này và còn rất nhiều những bí ẩn đằng sau đó mà tôi cũng không chắc rằng ở đời mình sẽ được nghe hay được đọc về nó.

Tuy nhiên, Kỳ Dương cũng xin chia sẻ với các bạn độc giả về quan điểm của mình.

Sự vật sự việc nào chỉ cần có chuyển động thì sẽ có từ trường và những bước sóng, và nó nhất định có giao thoa cũng như ảnh hưởng tới chúng ta kể cả là cảm xúc lẫn tư duy. Chúng ta chỉ có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng chứ không thể thoát khỏi nó.

Nếu đã chấp nhận tiền đề trên thì các bạn sẽ dễ dàng chấp nhận chuyên đề này: Mỗi người có những trường năng lượng khác nhau và kết quả của sự giao thoa năng lượng sẽ hình thành sự chuyển động có quy luật. Tương tự, bộ môn mệnh lý Tứ Trụ Tử Bình trên trang web này, nói về sự giao thoa năng lượng của con người với cái thời – chính la chu kỳ đại vận, tiểu vận, được hình thành bởi diễn biến của vũ trụ và hệ mặt trời đương đại. Còn những nền tảng lý thuyết khác, họ dựa vào những sự vận hành khác, nhưng chung quy vẫn là sự giao thoa và ảnh hưởng giữa các trường năng lượng.

Hiểu được điều này, chúng ta sẽ dễ dàng cởi mở về mặt tư tưởng cũng như triết lý, để tiếp cận và cân bằng mọi triết lý Đông Tây, tìm ra sự cân bằng ngay trong chính tâm hồn của mình.

Nguồn: sentayho.com.vn/kinh-dich/phong-thuy-menh-ly/moi-tuong-quan-giua-thoi-van-va-con-nguoi/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *