1. Tính chuyên nghiệp – yếu tố cần thiết của môt nhân viên công ty
1.1. Tính chuyên nghiệp là gì?
Tính chuyên nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nhân viên trong công ty hay doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận từ lúc mới ứng tuyển vào. Dù ở bất kỳ vị trí nào thì yếu tố chuyên nghiệp cũng được đánh giá là chìa khóa để dẫn đến sự thành công.
Tính chuyên nghiệp là thước đo các doanh nghiệp dùng để đánh giá một nhân viên. Sự chuyên nghiệp được thể hiện qua tác phong công nghiệp, làm việc nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm bắt được cụ thể về kỹ năng, kiến thức chuyên môn.
Tính chuyên nghiệp ở một nhân viên dùng để phân biệt với những người nghiệp dư, và cũng là công cụ để đánh giá mức lương cũng như các cơ hội mà nhân viên đó được thị hưởng ở doanh nghiệp đó. Việc xây dựng tính chuyên nghiệp ở các nhân viên chắc chắn phải được dựa trên các bộ nguyên tắc, quy định chung của doanh nghiệp đó ở một số điểm như: trang phục đi làm công sở, giờ giấc làm việc, tác phong làm việc, thái độ làm việc, quy tắc ứng xử nơi công sở,…
1.2. Lợi thế của một nhân viên có tính chuyên nghiệp
Dựa trên khái niệm về tính chuyên nghiệp được đề cập ở phía trên thì một người chuyên nghiệp có nghĩa là họ không chỉ nắm bắt vững về kiến thức chuyên môn, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, năng lực nghề nghiệp tốt mà còn có tác phong làm việc nhanh nhạy, chuyên nghiệp và không để người khác phải phàn nàn về bạn.
Lợi thế của một nhân viên chuyên nghiệp đó chính là họ có nhiều cơ hội hơn so với những nhân viên kém chuyên nghiệp hơn hay nghiệp dư. Cụ thể ở các điểm:
- Nhân viên chuyên nghiệp sẽ có mức lương và các chế độ đãi ngộ nhân viên cao hơn và được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt hơn
- Nhân viên chuyên nghiệp sẽ dễ dàng được thăng chức hơn cũng như dành được các vị trí việc làm cao cấp hơn
- Nhân viên chuyên nghiệp sẽ có cơ hội được đào tạo và công tác tại nước ngoài nhiều hơn, gia tăng cơ hội trau dồi bản thân cũng như mở mang kiến thức rộng mở hơn
- Nhân viên chuyên nghiệp sẽ không phải lo lắng bị đào thải khỏi doanh nghiệp trong các kỳ cắt giảm nguồn nhân lực
- Nhân viên chuyên nghiệp sẽ có cơ hội làm việc lâu dài và ổn định hơn
- Nhân viên chuyên nghiệp có cơ hôi lựa chọn vị trí và nơi làm việc nhiều hơn vì tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được nhân viên giỏi và chuyên nghiệp
- …
1.3. Nhà tuyển dụng có đánh giá cao tính chuyên nghiệp hay không?
Nếu bạn đang thắc mắc rằng các nhà tuyển dụng có đánh giá cao tính chuyên nghiệp ở các ứng viên tham gia ứng tuyển hay không thì câu trả lời dành cho các bạn đó là “có”. Tại sao lại như vậy?
Các nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên ở tính chuyên nghiệp là bởi:
- Việc tuyển dụng các nhân viên chuyên nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí đào tạo cho các nhân viên mới vào hơn
- Việc tuyển dụng các nhân viên chuyên nghiệp sẽ gia tăng hiệu suất, năng suất làm việc và hiệu quả làm việc nhiều hơn, từ đó tìm kiếm được nguồn lợi nhuận cao hơn
- Việc tuyển dụng các nhân viên chuyên nghiệp sẽ tạo được một môi trường làm việc lý tưởng, chuyên nghiệp và tăng sức cạnh tranh giữa các nhân viên
Chính vì vậy, nếu bạn đang là một ứng viên tham gia ứng tuyển tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, nổi tiếng thì việc bạn có chuyên nghiệp hay không được các nhà tuyển dụng quan tâm tới rất nhiều. Do đó, bạn cần phải tìm cách tạo dựng cho mình tính chuyên nghiệp nhanh nhất có thể thông qua các tips dưới đây nhé!
2. Cách để cải thiện tính chuyên nghiệp nhanh nhất
2.1. Không ngừng học hỏi
Tips đầu tiên để các ứng viên cải thiện tính chuyên nghiệp ở bản thân chính là không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân ở các nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và kiến thức.
Dù cho bạn đã là nhân viên chính thức thì bạn cũng không nên ngừng quá trình học hỏi và trau dồi bản thân lại được. Thế giới đang không ngừng thay đổi theo từng giây từng phút, vì vậy, việc bạn luôn làm mới bản thân mình theo hướng tích cực hơn là điều cần phải làm và bắt buộc bạn phải làm nếu không muốn bị đào thải khỏi xã hội.
Việc các bạn học hỏi có thể ở ngay chính các công việc bạn đang làm hay đã từng trải qua, đó chính là các kinh nghiệm mà bạn tiếp thu được. Hoặc bạn làm việc ở các nhóm và rút ra được những bài học cho mình từ cách làm việc của người khác. Cách học hỏi nhanh nhất chính là sự lắng nghe và quan sát. Nhờ 2 kỹ năng này mà việc học hỏi của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
2.2. Cập nhật xu hướng lĩnh vực bạn đang làm
Điều thứ 2 mà các ứng viên muốn cải thiện tính chuyên nghiệp ở công việc mình đang muốn làm chính là bạn phải cải thiện được suy nghĩ của mình bằng cách mở rộng và cập nhanh kiến thức cho lĩnh vực mình đang và muốn làm. Việc cập nhật xu hướng làm việc cho mình sẽ giúp bạn chủ động trong các công việc, cũng như không bị lệ thuộc và chạy theo công việc, làm mất đi tính chuyên nghiệp của mình.
Ví dụ, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu hết các cửa hàng dù là ăn uống hay quần áo, rạp chiếu phim,… cũng đã sử dụng tới các ứng dụng hiện đại như mã QR pay và việc các bạn cần làm chính là học cách sử dụng ứng dụng này, đồng thời cập nhật các thông tin liên quan tới ứng dụng QR pay nhằm mang lại sự hiệu quả nhất cho công việc mình đang làm.
2.3. Kết nối các thế hệ
Một tips nhỏ dành cho các bạn ứng viên của chúng tôi khi muốn cải thiện tính chuyên nghiệp ở đây chính là phải biết kết nối các thế hệ lại với nhau. Có câu: “Gừng càng già càng cay”, vì vậy, những thế hệ đi trước sẽ luôn giàu kinh nghiệm hơn, làm việc chuyên nghiệp hơn nên bạn cần phải tạo mối quan hệ đặc biệt với những đối tượng này để học hỏi được nhiều hơn, tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm hơn cũng như rút ra được nhiều bài học cho mình hơn.
Họ chính là các “tiền bối” đã vấp ngã rất nhiều lần và có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực, do đó, việc bạn thân quen với họ sẽ dễ dàng được họ giúp đỡ và chỉ bảo hơn.
2.4. Tham gia vào các cuộc hội thoại
Việc tham gia vào các cuộc hội thoại chính là tips tiếp theo mà chúng tôi muốn mang tới cho các bạn. Làm việc một mình chưa bao giờ là cách để bạn tự trau dồi kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cho mình nhanh nhất cả. Việc tham gia vào các cuộc hội thoại với kỹ năng lắng nghe nhiều hơn là kỹ năng nói sẽ giúp bạn rút ra được rất nhiều điều cũng như tác phong ứng xử của các nhân viên khác trong cùng doanh nghiệp.
Như vậy, bạn sẽ biết được thế nào là một nhân viên chuyên nghiệp và bạn cần phải hướng tới việc học hỏi ở họ. Ngoài ra, việc giao tiếp với mọi người cũng giúp cho bạn tự tin hơn, tạo dựng được thêm các mối quan hệ tốt đẹp hơn cho chính bản thân mình.
2.5. Định hướng phát triển nghề nghiệp
Tiếp theo chính là định hướng phát triển nghề nghiệp chính là cách để bạn tạo được cho bản thân mình sự chuyên nghiệp hơn cả. Việc tạo ra một mục tiêu, một mục đích cuối cùng để cố gắng, nỗ lực là việc các ứng viên ngay từ lúc tuyển dụng đã phải xác định được để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
Quá trình bạn làm việc tại doanh nghiệp chính là cách để bạn thể hiện ra mục tiêu đó, những nỗ lực của mình và đó chính là tính chuyên nghiệp mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi ở các nhân viên của mình.
2.6. Chuyên nghiệp trong cách ăn mặc
Muốn trở thành một nhân viên chuyên nghiệp thì trước hết, bạn cần tạo cho mình một vẻ bề ngoài chuyên nghiệp trong cách ăn mặc đã. Điều này mang lại cho người khác cảm thấy bạn là một người rất chuyên nghiệp cũng như có thiện cảm hơn. Trang phục mà các bạn nên chú ý khi đi tuyển dụng đó là áo sơ mi trắng và quần âu. Đây gần như là luật lệ ngầm của các ứng viên cần làm theo để gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng. Ngay cả khi bạn trở thành nhân viên chính thức thì bạn cũng nên ăn mặc chuyên nghiệp thông qua các lưu ý sau:
- Ăn mặc gọn gàng, lịch sử
- Ăn mặc tránh rườm rà, rách rưới, sặc sỡ, lôi thôi
- Nếu là nữ thì đầu tóc buộc gọn gàng, không lòa xòa, không đánh phấn bôi son quá lòa loẹt. Nếu là nam thì để tóc gọn gàng, không bấm khuyên tai, không nhuộm tóc quá sặc sỡ.
Tiếp đến, bạn cần phải có một thái độ ứng xử hòa nhã, thân thiện, lịch sử, lễ phép với người hơn tuổi và nhường nhìn, chỉ bảo với người kém tuổi. Luôn có thái độ chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương mọi người trong cùng doanh nghiệp. Luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ vì lợi ích chung của công ty.
2.7. Chuyên nghiệp trong cách giao tiếp
Tips cuối cùng dành cho các bạn ứng viên để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp nhanh nhất chính là cần phải chuyên nghiệp trong cách giao tiếp. Bạn cần phải biết học cách lắng nghe nhiều hơn là chen vào lời người khác nói hay bày tỏ quan điểm của mình quá nhiều trong các cuộc hội thoại. Nói năng từ tốn, lịch sử, không văng tục là điều mà các nhân viên chuyên nghiệp phải làm được.
Mặt khác, việc giao tiếp tốt cũng là một nghệ thuật mà nhiều nhân viên cũng chưa làm được do lối sống quá xuồng xã và mang tính giao lưu, tuy nhiên, bạn cũng không cần quá hà khắc và cứng nhắc trong lối giao tiếp, đặc biệt là với những đồng nghiệp thân thiết. Chỉ cần luôn giữ đúng mực và lịch sử là đã chuyên nghiệp rồi nhé!