Chiến lược xúc tiến là chìa khóa để định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho mọi người biết đến các sản phẩm hoặc dịch vụ và lợi ích họ nhận được khi chọn thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang sử dụng các chiến lược xúc tiến giống nhau. Nhất là trong các thị trường tiêu dùng nhanh với các sản phẩm/ dịch vụ tương tự, quảng cáo sẽ là yếu tố quyết định đối với người tiêu dùng.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích 9 loại chiến lược xúc tiến hàng đầu giúp các thương hiệu đình đám liên tục tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
I. Khái niệm chiến lược xúc tiến
Chiến lược xúc tiến là chìa khóa để định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho mọi người biết đến các sản phẩm hoặc dịch vụ và lợi ích họ nhận được khi chọn thương hiệu của bạn.
Các chiến lược xúc tiến đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing hỗn hợp ( bên cạnh sản phẩm, giá cả và vị trí) và xoay quanh:
- Đối tượng mục tiêu: Bạn đang bán hàng cho ai, và lợi ích họ nhận được là gì.
- Ngân sách: Bạn sẵn sàng đầu tư ngân sách bao nhiêu cho việc quảng bá.
- Kế hoạch triển khai: Bạn đang áp dụng chiến lược nào để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình và tạo ra doanh số bán hàng.
II. Vai trò của chiến lược xúc tiến
- Xây dựng nhận thức
Xây dựng chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận và khiến họ biết đến bạn.
- Khiến khán giả quan tâm
Khi bạn đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình ra ngoài thị trường, chiến lược xúc tiến đôi khi không chỉ tiếp cận khách hàng tiềm năng, mà còn là tất cả mọi người.
- Tạo nhu cầu về sản phẩm / dịch vụ
Chiến lược xúc tiến sẽ liên kết khách hàng mục tiêu về mặt cảm xúc với sản phẩm /dịch vụ của bạn.
- Thúc đẩy hành vi mua hàng
Chiến lược xúc tiến sẽ giúp nhà tiếp thị tạo các kênh để khách hàng mục tiêu tương tác với sản phẩm/ dịch vụ. Đặt nút kêu gọi hành động trên trang web, email, quảng cáo, hồ sơ trên mạng xã hội hoặc thu hút khách hàng bằng một chương trình ưu đãi không thể chối từ.
III. 5 chiến lược xúc tiến đỉnh cao
Khi đã hiểu khái niệm và vai trò của chiến lược xúc tiến trong chiến lược Marketing tổng thể hãy cùng Sage Academy đến với ví dụ dưới đây về 7 chiến lược xúc tiến hiệu quả:
1. Tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung là một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng giúp bạn đưa thương hiệu của mình đến với khán giả.
Đó là một hình thức giới thiệu, thông báo tới khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp và lợi ích họ nhận được khi dùng sản phẩm.
Nói cách khác, tiếp thị nội dung chính là bạn đang xây dựng mối quan hệ win-win với khách hàng. Đối tượng của bạn học cách giải quyết các vấn đề cụ thể trong khi bạn có khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
Đối với tiếp thị nội dung, đó có thể là nội dung bạn đăng tải trên mạng xã hội, trên website, blog, ebook, infographic, podcast hay bất cứ nền tảng nào. Tiếp thị nội dung không bao giờ chỉ là các con chữ, đó có thể là âm thanh, hình ảnh, gif, video, bài hát,… miễn là nó nói lên thông điệp thương hiệu của bạn. Thời gian gần đây đã xuất hiện một nền tảng tiếp thị nội dung đang đón đầu xu hướng – Podcast. Trước khi nền tảng này lan rộng ở Việt Nam, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy 37% người trưởng thành ở Mỹ đã nghe podcast. Và con số này sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh podcast, video cũng là một nền tảng cực kỳ phát triển trên thị trường Việt Nam. Bằng chứng là 87% các nhà tiếp thị nói rằng video đã tăng lưu lượng truy cập vào trang web của họ.
Một trong những ví dụ quảng bá tốt nhất về chiến lược tiếp thị nội dung tuyệt vời là chiến lược xúc tiến bán hàng của H&M. Inside H&M là cách họ cung cấp cho khách hàng những thông tin có giá trị về các bộ sưu tập và xu hướng thời trang tập trung vào văn hóa địa phương.
2. Truyền thông xã hội
Với hơn 3,6 tỷ người sử dụng mạng xã hội trên toàn thế giới , tiếp thị qua mạng xã hội là một cách tuyệt vời để chia sẻ nội dung quảng bá cho doanh nghiệp của bạn. .
Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm với quảng cáo Facebook, Instagram, Pinterest , Linkedin, Snapchat hoặc YouTube và xem cái nào phù hợp nhất.
Trước khi bắt đầu, hãy xem bạn nên đầu tư ngân sách tiếp thị truyền thông xã hội vào đâu và loại quảng cáo nào trên các nền tảng này. Ví dụ, Snapchat được liên kết với những người trẻ tuổi, trong khi LinkedIn là một nền tảng dành cho các chuyên gia.
Tuy nhiên, cách thương hiệu tiếp cận khách hàng phải khác nhau trên các kênh truyền thông xã hội. Điều này phụ thuộc vào thói quen, hành vi của khách hàng trên nền tảng trực tuyến. Ngày này, đối tượng khách hàng trẻ thường dùng Instagram để đăng những bức hình đẹp, trong khi lên Facebook để tìm kiếm thông tin. Ví dụ như Audi, trang Instagram của thương hiệu chỉ để phục vụ mục đích duy nhất – đăng tải các hình ảnh của sản phẩm. Trông chúng có vẻ nhàm chán nhưng đối với những khách hàng đã biết đến thương hiệu thì những bức ảnh đó sẽ thúc đẩy nhu cầu mua.
3. Email Marketing
Dưới đây là một vài thống kê chứng minh hiệu quả của Email Marketing:
- Có 3,9 tỷ người dùng email hàng ngày. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 4,3 tỷ vào năm 2023. (Statista)
- Các nhà tiếp thị triển khai các chiến dịch email cá nhân hóa đã đạt mức doanh thu tăng 760%. (Campaign Monitor)
- Trung bình, các nhà tiếp thị gửi 3-5 email mỗi tuần. (Not Another State of Marketing)
- Trong 12 tháng qua, 78% nhà tiếp thị nhận thấy mức độ tương tác qua email tăng lên. (Not Another State of Marketing)
- 31% các nhà tiếp thị B2B công nhận bản tin email là cách tốt nhất để tạo khách hàng tiềm năng. (Content Marketing Institute)
- 81% các nhà tiếp thị B2B cho biết hình thức tiếp thị nội dung được sử dụng nhiều nhất của họ là bản tin email. (Content Marketing Institute)
- 90% nhà tiếp thị nội dung đo lường hiệu suất nội dung theo mức độ tương tác email. (Content Marketing Institute)
- 46% trong tổng số email được mở trên thiết bị di động. (Litmus.com)
Chiến dịch tiếp thị qua email tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với độc giả bằng cách gửi tới khách hàng những thông tin giá trị thay vì những email quảng cáo quá mức. Gửi bản tin, ra mắt tính năng, lời mời tham gia sự kiện hoặc tin tức từ ngành. Một ví dụ tiêu biểu cho hình thức này là Coursehero.
4. Tài trợ các sự kiện thu hút khách hàng
Tài trợ là chiến lược xúc tiến giúp xây dựng nền tảng cho mối quan hệ thương hiệu – khách hàng trung thành. Sự chuyển đổi có thể không diễn ra ngay, nhưng nếu thương hiệu kiên trì cung cấp giá trị thì khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành.
Các lợi ích khác của việc tài trợ các sự kiện bao gồm:
- Xây dựng danh tiếng
- Tăng khả năng hiển thị thương hiệu
- Quan hệ đối tác kinh doanh mới
- Xây dựng cộng đồng
- Chiến lược này cũng hoạt động hiệu quả trong quảng cáo doanh nghiệp địa phương .
Ví dụ: Cho đến nay, PepsiCo vẫn đang sử dụng chiến lược tiếp thị tài trợ này để hỗ trợ NFL, Coca tài trợ cho Olympic, và rất nhiều các doanh nghiệp lớn khác đang ứng dụng chiến lược này.
5. KOL Marketing
89% nhà tiếp thị khẳng định chỉ số ROI tốt hơn khi sử dụng KOL và 71% nói rằng tiếp thị bằng cách hợp tác với người có ảnh hưởng mang lại cho họ những khách hàng tiềm năng chất lượng và lưu lượng truy cập tốt hơn.
Đối với KOL, thương hiệu sẽ có được cộng đồng khách hàng tiềm năng từ chính cộng đồng fan/ người theo dõi của họ. Số lượng này có thể lên đến hàng trăm nghìn.
Dưới đây là một số mẹo để bắt đầu quan hệ đối tác của thương hiệu với người có ảnh hưởng:
- Chọn KOL một cách cẩn thận
KOL phải phù hợp với ngành của bạn và có kỹ năng chuyên biệt về một vấn đề phù hợp với thị trường ngách của bạn.
- Làm việc với nhiều người có ảnh hưởng
Một người có ảnh hưởng nổi tiếng trong ngành có thể không phổ biến đối với nhiều người theo dõi. Chọn cùng lúc nhiều người có ảnh hưởng để quảng cáo cho thương hiệu của bạn, từ đó tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba số lượng người có thể tiếp cận.
- Đặt mục tiêu chiến dịch
Xác định mục tiêu chiến dịch của bạn để biết điều bạn mong đợi từ người có ảnh hưởng.. Bạn có muốn thúc đẩy chuyển đổi, tăng phạm vi tiếp cận của thương hiệu, tăng số lượng người theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc tăng độ nhận dạng ở các thị trường mới? Thực hiện nghiên cứu trước khi hợp tác với KOL để xem liệu đó có phải là cách phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình hay không.
- Cho phép KOL sáng tạo và thêm dấu ấn của riêng họ
Khi bạn đã quyết định chọn đối tác quảng cáo của mình, hãy để họ sáng tạo dấu ấn của riêng mình. Người có ảnh hưởng biết cách tốt nhất để thu hút những người theo dõi của họ và cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu mà không trông như đang quảng cáo quá mức.
Trong cách ứng xử giữa nhà tiếp thị và KOL, bạn có thể cung cấp cho họ các mã giảm giá, sự kiện đặc biệt và gửi sản phẩm cho họ dùng thử. Bạn cũng lấy đánh giá từ chính KOL mà bạn đang hợp tác để cải thiện sản phẩm của mình.
Một ví dụ về chiến dịch tiếp thị hợp tác với người có ảnh hưởng thành công là chiến dịch của Under Armour. Chiến dịch của họ tập trung vào 35 vận động viên với hình ảnh họ mặc trang phục của Under Armour trong lúc tập luyện và sử dụng hashtag # #FindYourOnePercent.
Trên đây là 5 chiến lược xúc tiến giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh – tiếp thị cho doanh nghiệp của mình. Ở mỗi chiến lược, nhà tiếp thị đều cần nghiên cứu, triển khai, giám sát và đo lường hiệu suất để tránh việc chiến dịch đi lệch hướng. Những kỹ năng này sẽ được giảng dạy trong khóa huấn luyện đặc biệt nhất của Sage Academy mang tên “Marketing for Leaders – Marketing thực chiến cho nhà quản lý.” Khóa học sẽ trang bị cho bạn kiến thức đầy đủ từ A đến Z về một chiến lược Marketing, định vị sản phẩm hoàn chỉnh và cách thức nghiên cứu, phân khúc thị trường mục tiêu chính xác và hiệu quả. Đồng thời, khóa học cũng sẽ cung cấp một giáo trình bài bản từ những chuyên gia hàng đầu về mô hình nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ để nhà quản lý có thể áp dụng cho hoạt động Marketing thực chiến.
Đăng ký ngay khóa học tại đây: sentayho.com.vn/course/practical-marketing-mastery/
Tham khảo các bài viết liên quan:
Hướng dẫn xác định customer insights thành công cho nhà quản lý
Khóa học Marketing thực chiến từ những giảng viên chất lượng nhất
Định vị sản phẩm – Chìa khóa cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp
BẠN MUỐN NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN SÂU VỀ KHÓA HỌC? VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN TRONG BẢNG DƯỚI ĐÂY: