Chào bác sĩ, tôi là Hằng (35 tuổi), gần đây tôi có nghe nhiều người nói về triệu chứng huyết sắc tố trong máu thấp, liệu đây có phải là cách gọi khác của thiếu máu hay không? Mong bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về các triệu chứng này. Xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Bạn đang đọc: Triệu chứng thiếu huyết sắc tố trong máu và cách chữa trị
Xin chào bạn Hằng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho các bác sĩ. Để bạn được hiểu rõ hơn về triệu chứng huyết sắc tố trong máu thấp, sau đây chúng tôi xin cung cấp tới bạn các thông tin cơ bản của triệu chứng này.
1. Huyết sắc tố trong máu là gì
2. Khi nào huyết sắc tố thấp dẫn đến thiếu máu
3. Nguyên nhân gây ra huyết sắc tố trong máu thấp
4. Xét nghiệm sàng lọc
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Tư vấn qua CHAT FACEBOOK
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Huyết sắc tố trong máu là gì?
Hemoglobin hay haemoglobin (viết tắt Hb) – huyết sắc tố – là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với oxy. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.
Khác với triệu chứng huyết sắc tố trong máu cao, huyết sắc tố trong máu thấp là khi hàm lượng huyết sắc tố dưới mức 135 gram / lít ở nam và dưới 120 gram/lít ở nữ. Đối với trẻ em, phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi để xác định mức cao thấp của huyết sắc tố trong máu.
2. Khi nào huyết sắc tố trong máu thấp dẫn đến thiếu máu?
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu cần tùy thuộc nguyên nhân gây ra.
>>>Để hiểu rõ hơn về chứng thiếu máu, bạn có thể xem tại đây.
Tìm hiểu thêm: Dư Mua Dư Bán Là Gì Trong Thị Trường Chứng Khoán? – FX Việt
>>>>>Xem thêm: Động cơ bước là gì? Cấu tạo và ứng dụng của động cơ Step
Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt
3. Nguyên nhân gây giảm lượng huyết sắc tố trong máu
Có nhiều nguyên nhân làm giảm lượng huyết sắc tố trong máu, phải kể đến các nguyên nhân chủ yếu như mang thai, mắc một số bệnh hoặc lượng hồng cầu được sản xuất bị giảm đi… Cụ thể là:
– Lượng huyết sắc tố trong máu thấp khi cơ thể bị mất máu từ việc có các vết thương gây chảy máu, bị rong kinh (kinh nguyệt chảy quá nhiều), nhiễm trùng, xuất huyết trong đường ruột, đường tiết niệu, hoặc cũng có thể do hiến máu thường xuyên.
– Huyết sắc tố trong máu thấp khi mắc những bệnh khiến cơ thể sản xuất hồng cầu ít hơn bình thường, tiêu biểu là do cơ thể thiếu vitamin. Ngoài ra, phải kể đến các bệnh viêm nhiễm như viêm dạ dày, viêm bàng quang; hoặc các hội chứng như: hội chứng rối loạn sinh tủy, hội chứng thiếu máu không tái tạo, thiếu sắt, bệnh bạch cầu, bệnh thận mãn tính; Ung thư, xơ gan,…
– Cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu mà nó sản xuất ra do lách to, bệnh Ma Cà Rồng ( bệnh Posphyria), bệnh tan máu bẩm sinh, viêm mạch.
4. Các xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân
- Công thức máu
- Định lượng sắt huyết thanh và ferritin huyết thanh
- Định lượng vitamin B12
- Điện di hemoglobin
- Tủy đồ
5. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Lượng huyết sắc tố trong máu thấp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó nên đừng vội lo lắng. Lượng huyết sắc tố thấp là hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai, không hề đáng lo ngại. Ngoài ra, nếu những ai có thể trạng tốt thì lượng huyết sắc tố thấp cũng không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khó thở, người nhợt nhạt thì hãy liên lạc và đến gặp bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Hãy chú ý và thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn Hằng giải quyết được những thắc mắc của mình. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.