TSS là gì? Ý nghĩa, cách đo, và cách xử lý khi chỉ số TSS cao

TSS là gì? Tại sao chỉ số này lại dùng để xác định mức độ ô nhiễm của một nguồn nước. Chúng ta cần làm gì khi gặp nguồn nước có chỉ số này cao?

TSS là gì?

TSS là viết tắt của Total suspended solids, nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng. Đó là các hạt nhỏ bị lơ lửng trong nước. Khác với các hạt chất rắn có thể lắng xuống được (SS – sttleable solids). TSS được sử dụng như một chỉ số về chất lượng nước.

Các hạt này có thể là vô cơ, hữu cơ, hay những hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước. Vô cơ: đất sét, phù sa, hạt bùn,… Hạt hữu cơ: sợi thực vật, tảo, vi khuẩn, ….

Nguyên nhân xuất hiện các hạt lơ lửng trong nước là

  • Do hoạt động xói mòn đất.
  • Do các hạt chất rắn lơ lửng có nguồn gốc tự nhiên
  • Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.

Tuy nhiên, chúng ít xuất hiện trong nước ngầm do khả năng lọc tách tốt của đất.

TSS là tổng lượng chất rắn lơ lửng

Ảnh hưởng của mức độ tss là gì?

TSS cao có nghĩa là lượng chất rắn lửng lơ trong nước lớn. Chất rắn lơ lửng này có thể được phân hủy hoặc không phân hủy. Nếu không phân hủy nó trực tiếp nguy hại đến môi trường. Nếu thuộc dạng phân hủy chúng sẽ cần lượng oxi đủ lớn để phân hủy. Điều này làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước (DO).

Mặt khác, nếu xảy ra hiện tượng thiếu khí, quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra. Sản phẩm quả quá trình này là H2S, CO2, CH4 – làm ô nhiễm mặt nước và bầu khí quyển.

Ảnh hưởng của tss không dừng lại ở đó. TSS cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật dưới nước.

  • TSS cao làm cản trở khả năng nhìn của cá, nghẽn mang cá, giảm khả năng sinh sản, giảm sức chống đỡ của các sinh vật.
  • Ngăn chặn sự phát triển của các loại trứng, ấu trùng.
  • Ngăn cản quá trình quang hợp của các loài thực vật dưới nước, giảm lượng oxi có thể được tạo ra. Dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái dưới nước.

TSS cao ảnh hưởng đến hê sinh thái dưới nước

TSS cao ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nước giếng khoan ức chế sự phát triển của sinh vật có lợi, gây ra các vấn đề sức khỏe cho người sử dụng. Có rất nhiều lý do khiến nước giếng khoan trở nên ô nhiễm, do đó các gia đình sử dụng nguồn nước này cần của chủ động các biện pháp lọc nước giếng khoan để đảm bảo sức khỏe.

Cách đo chỉ số TSS là gì?

Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan

Dựa theo công thức trên, để tiến hành đo TSS, người ta đo hai chỉ số chất rắn tổng cộng và chất rắn hòa tan.

Cách xác định chỉ số TSS trong nước?

Dụng cụ cần thiết để xác định TSS là:

  • Cốc được làm từ các vật liệu sau: sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao
  • Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50°C
  • Bếp nung cách thủy
  • Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau
  • Tủ sấy có nhiệt độ 103 – 105°C
  • Cân phân tích, chính xác đến 0,1mg
  • Bộ lọc chân không
  • Giấy lọc thủy tinh

Thí nghiệm phân tích hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải

Chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi

Chuẩn bị cốc: làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong vòng một giờ. Nếu xác địnhc ả chất rắn bay hơi, nung cốc một giờ ở nhiệt độ 550 ± 50°C trong tủ nung. Làm nguộ cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân khối lượng a (mg)

Phân tích mẫu:

+ Xác định chất rắn tổng cộng: chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn nằm giữa 2,5 – 200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã được xáo trộn đều vào cố cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong (trong một giờ). Cân b (mg)

+ Xác định chất rắn bay hơi: thực hiện các bước như phần xác định chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ nhiệt độ 550 ± 50°C. Làm nguộ trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân c (mg)

Tổng chất rắn lơ lửng

  • Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong một giờ. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d (mg).
  • Phân tích mẫu: lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cấn. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d(mg).

Tính toán hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải

  • Chất rắn tổng cộng (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn bay hơi (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn lơ lửng (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay đã có máy đo tss, bạn đọc có thể tự tìm hiểu thêm.

Ý nghĩa của chỉ số tss

Cũng giống như chỉ số BOD, chỉ số TSS được đo nhằm xác định đâu là phương pháp xử lý nước tốt nhất. Từ chỉ số TSS, người ta sẽ phân loại từng mức độ nước, tiến hạnh kế hoạch xử lý nhằm đưa nước vào sử dụng, hoặc giảm thiểu mức độ ô nhiễm trước khi đưa trở về môi trường.

Xác định chỉ số TSS nhằm xác định cách xử lý nước thải

Cách xử lý nước có độ tss cao

Có hai cách để xử lý nước có TSS cao:

  • Xử dụng bộ lọc hoặc các chất có khả năng tạo lắng đọng ( phương pháp này thường được dùng ở cấp thành phố). Sử dụng hóa chất để loại bỏ chất rắn lơ lửng như: phèn nhôm, alumina hydroxide, sulfate sắt và vôi.
  • Bổ sung men vi sinh phân hủy chất rắn lơ lửng trong nước. Men vi sinh hiếu khí được biết đến như thiên địch của các chất thải hữu cơ cứng đầu. Thông qua việc tói đa hóa sự phân hủy sinh học tự nhiên, TSS sẽ giảm rõ rệt.
  • Đối với hệ thống nước sinh hoạt bị, tồn tại chất rắn hòa tan gia đình cũng có thể sử dụng các hệ thống lọc nước thông thường.

⇒ Đọc thêm:

5 cách làm mềm nước cứng bạn đã biết chưa?

Vai trò của nước là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi trái đất không có nước

Nước sôi có an toàn để uống không?

Vi khuẩn lam và những điều bạn chưa biết về loài tảo lục lam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *