Ngày nay, các nước không chỉ hợp tác, giúp đỡ nhau về mặt chính trị mà còn thường xuyên xuất – nhập khẩu hàng hóa qua lại. Nhiều từ ngữ trong lĩnh vực thanh toán được ký hiệu khác nhau, khiến bạn có thể không hiểu rõ ý nghĩa.
Chẳng hạn như TTR là gì? TTR có khác biệt với TT không? Để hiểu rõ hơn, những nội dung sau đây sẽ diễn giải giúp bạn.
- Thanh khoản là gì?
- Đặc khu kinh tế là gì?
- Bảo lãnh ngân hàng là gì?
TTR là gì?
TTR là từ ngữ viết tắt cho cụm từ tiếng anh Telegraphic Transfer Reimbursement có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn được nhiều người biết đến qua phương thức thanh toán L/C. TTR là phương thức thanh toán được áp dụng trong các thanh toán tín dụng chứng từ L/C (phương thức thanh toán có chứng từ hợp lệ).
Khi mà phương thức thanh toán TTR được thực hiện, tức là L/C chấp nhận thanh toán TTR thì những người làm xuất nhập khẩu chỉ cần gửi các chứng từ cần thiết cho ngân hàng và sẽ được thông báo quyết toán ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng chứng từ bạn đưa ra phù hợp theo quy định của pháp luật.
Lúc này, ngân hàng sẽ phát hành công văn hoặc gọi điện trực tiếp với mục đích đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được điện báo, tiền sẽ được hoàn trả. Bộ chứng từ cần thiết sẽ được các đơn vị liên quan gửi sau.
Mỗi liên hệ giữa TTR và TT
Thông thường, mọi người vẫn nhắc đến TTR là gì và mối liên hệ giữa TT và TTR là như thế nào? Thực tế, muốn hiểu rõ về TTR bạn cũng cần biết TT là gì?
TT là viết tắt của Telegraphic Transfer nghĩa là chuyển tiền bằng điện. Đây là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó người mua sẽ ra ngân hàng làm hồ sơ chuyển tiền cho người bán. Người ta vẫn nhắc đến TT với ý nghĩa là hình thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán dưới dạng là điện.
Trường hợp, xảy ra chi trả tín dụng L/C hợp nhất với TT thì hai thành tố khác được tạo ra, tức TTR và TT. Nếu L/C công nhận TTR thì ngân hàng sẽ thực hiện quyết toán với điều kiện người làm việc bên xuất khẩu phải cung cấp bộ chứng từ có giá trị pháp lý phù hợp.
Khi đó, ngân hàng sẽ có quyết định thanh toán sau 3 ngày tính từ thời điểm được L/C công nhận.
Thực tế, nhiều người cho rằng phương thức thanh toán TT và TTR giống nhau nhưng điều đó là không đúng hoàn toàn. TT thực chất chỉ được dùng trong L/C khi:
- Trường hợp 1: bên phía ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bộ chứng từ đúng.
- Trường hợp 2: bên phía ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho họ chiết khấu với 2 điều kiện: thứ nhất là sau khi đã nhận được bộ chứng từ đúng, thứ hai là điện đòi tiền từ phía ngân hàng chiết khấu.
Mặt khác, TT vẫn có thể trở thành TTR và được sử dụng trong L/C khi bên phía ngân hàng mở L/C để giải quyết cho ngân hàng bên chiết khấu nhưng chỉ khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng này. Ở trường hợp này thì chứng từ không bắt buộc phải tới trước. Nhìn chung, hai phương TT và TTR có bản chất khác nhau hoàn toàn nhưng giống nhau về mặt hình thức.
Bật mí quy trình 5 bước thanh toán TTR trả sau
Ngoài việc thắc mắc TTR là gì thì nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về quy trình thanh toán của TTR sẽ diễn ra như thế nào? Đối với phương thức thanh toán TTR trả sau, tức người mua sau nhận hàng thì mới thanh toán về cho phía nhà nhà cung cấp.
Cụ thể 5 bước thanh toán quốc tế như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, người bán hàng sẽ chuyển chứng từ cho người mua hàng ở bên nước ngoài.
- Bước 2: Người mua sẽ kiểm tra lại chứng từ. Nếu thấy đảm bảo và phù hợp thì người bán sẽ chuyển hàng hóa cho người mua.
- Bước 3: Người mua sẽ kiểm tra lại hàng hóa rồi lập thủ tục chuyển tiền từ ngân hàng bên phía mình.
- Bước 4: Bên phía ngân hàng sẽ làm thủ tục và chuyển tiền sang phía ngân hàng bên phía người bán.
- Bước 5: Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho người bán.
Lưu ý: người mua chỉ thanh toán khi nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
Về quá trình thanh toán thì người mua sẽ có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bảng khác. Sau khi đã có bản sao y, người mua mang chúng kèm theo lệnh chuyển tiền gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý trong tài khoản của người mua phải có đủ số tiền để thanh toán theo hóa đơn thương mại.
Trường hợp, phía người mua không đủ tiền trong tài khoản ngoại tệ thì cần phải làm đơn mua ngoại tệ. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền Việt trong tài khoản tiền Việt để mua ngoại tệ và chuyển sang tài khoản đó.
Quá trình tư vấn và chuyển tiền ngoại tệ bạn sẽ được ngân hàng tư vấn cụ thể, sau khi hoàn tất, ngân hàng sẽ thanh toán – đi điện cho nhà cung cấp theo lệnh chuyển tiền.
Để đảm bảo không xảy ra những rắc rối về sau, bạn cần lưu giữ một số giấy tờ để khi hải quan kiểm tra sẽ có bằng chứng đối soát.
Giấy tờ cần giữ lại gồm:
- Một lệnh chuyển tiền
- Một điện chuyển tiền có dấu mộc của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin về phương thức thanh toán L/C với những lý giải tường tận. Trong đó, bạn cũng đã được giải đáp cụ thể TTR là gì cũng như mối quan hệ giữa TTR và TT. Để hiểu rõ hơn về quá trình thanh toán TTR ra sau, các bạn đừng quên tham khảo những chia sẻ trong bài viết nhé!
Thông tin được biên tập bởi: sentayho.com.vn/