Tôi có thể chủng ngừa COVID-19 không? Tôi có thể xin hẹn bằng cách nào?
Thuốc chủng ngừa COVID-19 được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người ở Úc, ngay cả khi bạn không phải là công dân Úc hoặc thường trú nhân. Điều này bao gồm những người không có thẻ Medicare, khách nước ngoài, sinh viên quốc tế, người lao động nhập cư và người xin tị nạn.
Tất cả mọi người ở Úc từ 5 tuổi trở lên đều có thể đăng ký tiêm chủng ngay bây giờ.
Bạn có thể được chích ngừa COVID-19 tại:
- Phòng khám tiêm chủng của Liên bang
- phòng mạch bác sĩ gia đình có tham gia chương trình
- Aboriginal Controlled Community Health Services
- các phòng khám tiêm chủng của tiểu bang và vùng lãnh thổ, và
- các nhà thuốc có tham gia.
Không phải các cơ sở cung cấp vắc-xin có thể cung cấp tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Để tìm phòng chủng ngừa và đặt cuộc hẹn tiêm chủng, xin sử dụng Tiện ích Tìm Phòng Chủng Ngừa. Nếu cần có thông dịch viên qua điện thoại hoặc có mặt tại chỗ trong cuộc hẹn chủng ngừa, quý vị hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch qua số 131 450.
Nếu bạn không có thẻ Medicare
Nếu không có thẻ Medicare, bạn có thể tiêm vắc xin miễn phí tại:
- Phòng khám tiêm chủng của Liên bang,
- các phòng khám tiêm chủng của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, hoặc
- các nhà thuốc có tham gia
Các bác sĩ đa khoa không thể tính phí vắc-xin với bạn.
Nhận bằng chứng về việc tiêm phòng COVID-19 của bạn
Sổ Đăng ký Tiêm chủng Úc (AIR) là một sổ đăng ký tiêm chủng quốc gia ghi lại các loại vắc xin được tiêm cho tất cả mọi người ở Úc. Điều này bao gồm vắc xin COVID-19, vắc xin được cung cấp theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia và vắc xin do tư nhân chích, chẳng hạn như cúm theo mùa hoặc khi đi du lịch.
Bạn có thể truy cập Bản kê khai Lịch sử Tiêm chủng của mình bằng cách nào?
Bạn có thể truy cập Bản kê khai Lịch sử Tiêm chủng của mình:
- trực tuyến, bằng cách thiết lập tài khoản myGov và sau đó truy cập tài khoản Medicare trực tuyến của bạn, hoặc
- thông qua ứng dụng di động Express Plus Medicare.
Nếu bạn không có thẻ Medicare, hoặc không có được tài khoản myGov, bạn có thể truy cập Bản kê khai Lịch sử Tiêm chủng của mình bằng cách:
- yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng in cho bạn một bản sao; hoặc
- bằng cách gọi đến đường dây giải đáp thắc mắc của Sổ Đăng ký Tiêm chủng Úc theo số 1800 653 809 (8 giờ sáng – 5 giờ chiều từ Thứ Hai đến Thứ Sáu AEST) và yêu cầu họ gửi bản kê khai cho bạn qua đường bưu điện. Có thể mất đến 14 ngày để nhận được thư.
Muốn biết thêm thông tin về cách nhận được bằng chứng chủng ngừa COVID-19, hãy xem tại trang mạng Services Australia.
Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang có kế hoạch mang thai
Phụ nữ mang thai được khuyến khích chủng ngừa COVID-19. Phụ nữ đang cố gắng mang thai hoặc đang cho con bú cũng có thể chủng ngừa một cách an toàn.
Nếu phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19, họ có nguy cơ nhiều hơn để bị bệnh nặng hơn. Thai nhi của họ cũng có nguy cơ bị sinh non hoặc cần được điều trị tại bệnh viện. Đây là lý do tại sao tiêm chủng COVID-19 được khuyến khích cho tất cả phụ nữ mang thai.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoàng gia Úc và New Zealand (RANZCOG) và Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng (ATAGI) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin Pfizer (Comirnaty) hoặc Spikevax (Moderna) ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Nếu bạn bị khuyết tật
Một số người khuyết tật có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng hơn vì COVID-19. Có thêm thông tin về cách người khuyết tật có thể tiêm chủng.
Vắc xin hoạt động như thế nào?
Vắc xin là loại thuốc bảo vệ bạn chống lại các bệnh cụ thể. Thuốc làm hệ thống miễn dịch của bạn ghi nhớ và chống lại vi trùng (vi rút hoặc vi khuẩn) gây ra bệnh đó. Vắc xin COVID-19 do chuyên gia y tế đã qua đào tạo chích bằng kim tiêm vào cánh tay.
Vắc xin là một cách an toàn để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn mà không gây bệnh. Sau hai liều vắc-xin, nếu bạn nhiễm bệnh thì có khả năng bệnh sẽ bớt nặng hơn.
Để giữ an toàn cho bạn và cộng đồng trước và sau khi tiêm chủng, điều quan trọng là phải:
- ở cách những người khác 1,5 mét. Tránh bắt tay và đụng chạm với những người không cùng hộ gia đình với bạn
- ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe và đi làm xét nghiệm COVID-19. Bạn phải ở nhà cho đến khi có kết quả
- rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dùng chất khử trùng tay, và
- ho hoặc hắt hơi vào cánh tay hoặc khăn giấy. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay lập tức.
Vắc-xin COVID-19 dành cho trẻ em 5 đến 11 tuổi
Quý vị có thể đặt cuộc hẹn chích ngừa cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bằng Công cụ Tìm Nơi Tiêm Vắc-xin.
trẻ từ 5 đến 11 tuổi sẽ được tiêm hai liều vắc-xin Pfizer COVID-19 cho trẻ em. Các liều này sẽ được tiêm cách nhau 8 tuần, trừ khi chuyên gia y tế cho bạn biết một khoảng thời gian khác cho con bạn.
Một liều của vắc-xin này là một phần lượng được chấp thuận cho người từ 12 tuổi trở lên.
Việc chủng ngừa cho trẻ em có thể giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng. Nó cũng giúp ngăn chận vi-rút được truyền sang các thân nhân khác như anh chị em và ông bà.
Cơ quan Quản Lý Sản Phẩm Trị Liệu (TGA) phê duyệt vắc-xin Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi vào ngày 5 tháng 12 năm 2021. Cơ quan cho phép điều này sau khi đã xem xét cẩn thận tất cả thông tin để đảm bảo vắc-xin an toàn và hiệu quả cho nhóm tuổi này.
Liều vắc-xin COVID-19 thứ ba cho người bị suy giảm miễn dịch
Các chuyên gia về tiêm chủng của Úc, Australian Technical Advisory Group on Immunisation (Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Úc về Chủng ngừa-ATAGI) đề nghị tiêm liều vắc-xin COVID-19 thứ ba cho những người trên 5 tuổi bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có mức độ miễn dịch thấp hơn so với dân số còn lại. Họ cần liều thứ ba này để có được sự bảo vệ tương tự mà những người khác sẽ có từ hai liều vắc-xin.
Người hội đủ điều kiện nên tiêm liều vắc-xin thứ ba trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng sau liều vắc-xin COVID-19 thứ nhì.
Liều vắc-xin COVID-19 bổ sung
Quý vị hội đủ điều kiện để được tiêm liều vắc-xin bổ sung nếu quý vị từ 16 tuổi trở lên và đã tiêm liều vắc-xin thứ nhì trong đợt chích ngừa COVID-19 ban đầu ít nhất 3 tháng trước.
Liều vắc-xin bổ sung tăng cường sức đề kháng của quý vị đối với:
- bệnh nhiễm trùng vì vi-rút gây ra COVID-19
- Thể thao
- tử vong vì COVID-19.
Người bị suy giảm miễn dịch đã tiêm 3 liều vắc-xin COVID-19 trong đợt chủng ngừa ban đầu cũng nên tiêm liều bổ sung phù hợp với thời điểm của những người khác trong dân chúng.
Không bắt buộc phải tiêm liều bổ sung, tuy nhiên nên tiêm để duy trì sức đề kháng miễn dịch COVID-19.
An toàn vắc xin
Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu (TGA) là các nhà khoa học và chuyên gia y tế quy định và phê duyệt tất cả vắc xin, thuốc và các sản phẩm y tế khác để dùng ở Úc . TGA có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để cho phép sử dụng vắc xin ở Úc. Họ chỉ chấp thuận các loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Điều này bao gồm cả vắc-xin COVID-19.
Sau khi vắc-xin được chấp thuận sử dụng ở Úc, TGA sẽ kiểm tra chất lượng của từng lô vắc-xin. TGA cũng giám sát chặt chẽ các báo cáo về các phản ứng phụ nghi ngờ.
Các loại vắc xin có sẵn ở Úc là:
- Vắc xin Comirnaty (Pfizer)
- Vắc xin Vaxzevria (AstraZeneca)
- Vắc xin Spikevax (Moderna)
- Vắc xin Nuvaxovid (Novavax)
Loại vắc xin bạn được chích sẽ tùy theo:
- bạn sẽ được chủng ngừa khi nào và ở đâu
- các hướng dẫn lâm sàng xác định mỗi loại vắc xin được khuyến cáo dùng cho ai.
Các thử nghiệm lâm sàng đối với các loại vắc xin này cho thấy chúng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bạn bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Những thử nghiệm này có sự tham gia của hàng chục nghìn người trên toàn thế giới.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vắc xin, bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác của bạn có thể trợ giúp. Bạn cũng có thể gọi cho Đường dây Trợ giúp Thuốc chủng ngừa Coronavirus và COVID-19 Toàn quốc theo số 1800 020 080 để biết thêm thông tin. Để có dịch vụ thông dịch, hãy gọi số 13 14 50.
Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19
Tất cả các loại thuốc, kể cả vắc xin, đều có các rủi ro và lợi ích. Thông thường các tác dụng phụ nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày.
Như với bất kỳ loại vắc xin nào, bạn có thể bị một số tác dụng phụ tạm thời sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- cánh tay bị đau chỗ kim đâm vào
- mệt mỏi
- đau đầu
- đau cơ, và
- sốt và ớn lạnh.
Một số người sẽ gặp các triệu chứng giống như cúm khi tiêm vắc-xin COVID-19.
Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và biến mất trong vòng 1-2 ngày. Như với bất kỳ loại thuốc hoặc vắc xin nào, có thể có các tác dụng phụ hiếm gặp và/hoặc không rõ.
Gặp bác sĩ hoặc y tá, hoặc đến thẳng bệnh viện, nếu:
- bạn bị một phản ứng mà bạn cho là nghiêm trọng hoặc bất ngờ
- bạn lo lắng về tình trạng của mình sau khi tiêm chủng.
TGA tiếp tục giám sát sự an toàn của các loại vắc xin trong khi chúng đang được dùng ở Úc. Thông tin thêm về cách Úc giám sát sự an toàn của vắc-xin và cách báo cáo tác dụng phụ nghi ngờ, có sẵn trên trang web TGA.
Tác dụng phụ hiếm gặp sau khi chủng ngừa Vaxzevria (AstraZeneca)
Vắc xin AstraZeneca dường như có liên quan đến một tác dụng phụ hiếm gặp được gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS). TTS rất hiếm và xảy ra vào khoảng 4-42 ngày sau khi tiêm chủng.
Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng và/hoặc đau đầu dữ dội không khỏi sau khi dùng thuốc giảm đau. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị gặp các triệu chứng này.
Thông tin thêm về các triệu chứng TTS có trong phần Thông tin trên tờ thông tin về vắc xin COVID-19 AstraZeneca.
Các tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin Comirnaty (Pfizer) và Spikevax (Moderna)
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim (viêm tim) đã được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna COVID-19. Nó hiếm, và thường xảy ra sau liều thứ hai. Nó có nhiều khả năng xảy ra ở nam giới dưới 30 tuổi.
Hầu hết các trường hợp đều nhẹ, và mọi người đã hồi phục nhanh chóng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- đau ngực
- ngực bị ép hoặc khó chịu
- Nhịp tim không đều, nhảy nhịp hoặc ‘dao động’
- ngất xỉu
- khó thở hoặc
- đau khi thở.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị các triệu chứng này.
Tôi có thể chọn việc chủng ngừa hay không?
Chính phủ Úc không bắt buộc tiêm phòng.
Tuy nhiên, các mệnh lệnh y tế công cộng của tiểu bang và vùng lãnh thổ có thể bắt buộc tiêm chủng trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, đối với một số loại việc làm và trong một số sinh hoạt cộng đồng.
Vui lòng xem các mệnh lệnh y tế công cộng của tiểu bang và vùng lãnh thổ của bạn để biết thông tin, để tìm hiểu xem liệu việc tiêm chủng bắt buộc có áp dụng trong trường hợp của bạn hay không.
Việc chọn không tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hội đủ điều kiện của gia đình bạn đối với Quyền lợi Thuế Gia đình Phần A, hoặc hỗ trợ phí giữ trẻ.
Đi nước ngoài và trong nước
Hành khách đến Úc phải:
- xét nghiệm COVID-19 trong từ 72 giờ trở xuống trước giờ bay theo lịch trình
- xuất trình bằng chứng kết quả xét nghiệm âm tính khi làm thủ tục lên máy bay.
Những người đến Úc có thể phải cách ly kiểm dịch trong 14 ngày và có thể phải tuân theo các hạn chế khác về đi lại tùy theo tiểu bang và lãnh thổ.
Trước khi đi liên tiểu bang, hãy xem tại trang mạng của tiểu bang và lãnh thổ địa phương của quý vị để biết thông tin về các hạn chế đi lại:
- Australian Capital Territory COVID-19
- New South Wales COVID-19
- Northern Territory COVID-19
- Queensland COVID-19
- South Australia COVID-19
- Tasmania COVID-19
- Victoria COVID-19
- Western Australia COVID-19
Tìm thông tin đáng tin cậy ở đâu
Điều quan trọng là theo dõi sát thông tin từ các nguồn tin đáng tin cậy về chương trình chủng ngừa COVID-19.
Muốn biết thông tin vắc-xin COVID-19 chính xác, dựa trên bằng chứng, hãy truy cập trang thông tin sai lệch Home Affairs. Có các câu trả lời cho các câu hỏi thông thường về vắc-xin COVID-19 bằng 63 ngôn ngữ.
Quý vị cũng có thể gọi điện thoại cho National Coronavirus and COVID-19 Vaccine Helpline qua số 1800 020 080. Để có dịch vụ thông dịch, hãy gọi số 131 450.