Viêm Khớp Mãn Tính Là Gì? Có Chữa Được Không?

Viêm khớp mãn tính là tình trạng tổn thương xương khớp, sụn và các mô mềm bao quanh xảy ra trên 6 tháng. Bệnh có tính chất dai dẳng và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các tổn thương mãn tính thường xảy ra do những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, quá trình thoái hóa tự nhiên theo tuổi tác và những bất thường của hệ thống miễn dịch.

Viêm khớp mãn tính là những tổn thương xương khớp, sụn và các mô mềm bao quanh kéo dài trên 6 tháng

Viêm khớp mãn tính là gì?

Viêm khớp mãn tính (hay viêm khớp mạn tính) là giai đoạn tiến triển của viêm khớp cấp tính. Đây là một dạng tổn thương thường gặp xảy ra ở ổ khớp, sụn, xương dưới sụn cùng những mô mềm xung quanh. Bệnh có tính chất dai dẳng, xảy ra trong thời gian dài và hầu như không thể điều trị khỏi.

Tùy thuộc vào từng tình trạng, tổn thương mãn tính có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp. Ngoài ra bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ chân và cột sống.

Các loại viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính tiến triển với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên có 4 loại thường gặp gồm:

  • Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp mạn tính thường gặp, thể hiện cho tình trạng viêm khớp do thoái hóa. Thoái hóa khớp làm mất tính ổn định của ổ khớp, thay đổi tính chất của mô sụn. Đồng thời gây xơ hóa, khiến mô cứng và sụn bị mài mòn hoặc phá vỡ. Lúc này hai đầu xương đối đầu và có xu hướng va vào nhau khi di chuyển dẫn đến đau nhức, chấn thương và viêm.

Đối với những tổn thương mãn tính, thoái hóa khớp còn khiến tổn thương hình thành và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. Viêm khớp do thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi và liên quan đến quá trình lão hóa.

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng tổn thương xương khớp mãn tính xảy ra do rối loạn và những bất thường khác ở hệ thống miễn dịch. Cụ thể bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, nhầm lẫn các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể và tạo kháng thể tấn công. Điều này khiến sụn, màng bao hoạt dịch, xương dưới sụn và mô bao quanh khớp bị tổn thương.

Những tổn thương do viêm khớp dạng thấp mang tính chất đối xứng (đầu gối, cổ tay và ngón tay), gây đau nhức, sưng đỏ và cứng khớp. Ngoài ra bệnh còn gây ra nhiều biểu hiện toàn thân như chán ăn, sốt, ớn lạnh…

  • Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một dạng đặc biệt của bệnh viêm khớp và bệnh vảy nến. Bệnh xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến các mô sụn khỏe mạnh bị tấn công dẫn đến viêm.

Ngoài những tổn thương khớp và các biển hiện đi kèm, những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến còn gặp các triệu chứng của bệnh vảy nến. Cụ thể như: Xuất hiện mảng trắng và mẩn đỏ trên da, ngứa da, tổn thương toàn thân….

  • Bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp mãn tính xảy ra do rối loạn chuyển hóa. Cụ thể sự rối loạn này khiến khả năng sản xuất và thải trừ axit uric gặp vấn đề dẫn đến tăng axit uric trong máu. Từ đó gây tích tụ axit uric ở các khớp dưới dạng tinh thể nhỏ.

Bệnh gout có thể làm ảnh hưởng đến tất cả các khớp trên cơ thể. Tuy nhiên khớp ngón chân cái và khớp ngón tay là những khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Các loại viêm khớp mãn tính gồm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, bệnh gout

Nguyên nhân gây viêm khớp mạn tính

Tùy thuộc vào loại viêm khớp, viêm khớp mãn tính xảy ra do những nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể

Viêm khớp mãn tính thường xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Cụ thể quá trình thoái hóa theo tuổi tác làm mất tính ổn định của ổ khớp, giảm chức năng hoạt động của xương khớp và mô mềm bao quanh. Từ đó kích thích phản ứng viêm và gây ra những tổn thương mãn tính.

  • Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh và đào thảo axit uric. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng lắng đọng tinh thể urat ở các khớp, gây viêm và phát sinh bệnh gout. Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

    • Tổn thương thận
    • Lạm dụng thuốc lợi tiểu
    • Bất thường về gen
    • Chế độ ăn uống quá nhiều đạm…
  • Rối loạn miễn dịch

Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các bệnh tự miễn. Trong đó có các loại viêm khớp cấp tính gồm viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp.

Ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, cơ thể nhầm lẫn các cơ quan khỏe mạnh là yếu tố ngoại lại và tạo kháng thể tấn công. Điều này khiến màng bao hoạt dịch, sụn, xương dưới sụn và mô bao quanh khớp bị tổn thương.

Hiện tại các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể làm phát sinh các hoạt động rối loạn của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy những rối loạn này có thể liên quan đến yếu tố di truyền và những bất thường của gen.

Yếu tố nguy cơ của viêm khớp mãn tính

Nguyên nhân mắc bệnh viêm khớp mãn tính thường tăng lên do những yếu tố được liệt kê dưới đây:

  • Tuổi cao
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều đạm và chứa các thành phần gây viêm
  • Thừa cân – béo phì
  • Lười vận động
  • Hút thuốc trong thời gian dài
  • Lao động nặng nhọc hoặc gắng sức
  • Mắc các tình trạng rối loạn miễn dịch hoặc hội chứng chuyển hóa

Tuổi cao, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thừa cân – béo phì… là những yếu tố nguy cơ của viêm khớp mãn tính

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mãn tính

Tùy thuộc vào loại tổn thương và quá trình tiến triển, viêm khớp mãn tính gây ra nhiều triệu chứng với mức độ từ trung bình đến nặng. Trong đó những triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau khớp

Đau khớp và triệu chứng xảy ra ở hầu hết các trường hợp bị viêm khớp mãn tính. Tùy vào loại tổn thương và quá trình tiến triển, người bệnh có thể đau khớp âm ỉ hoặc đau nhói, đau đột ngột và kéo dài.

Đau khớp do những tổn thương mãn tính thường nghiêm trọng khi đi lại và vận động nhiều hay làm việc gắng sức. Cơn đau thường giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.

  • Cứng tê khớp

Cứng tê khớp thường xảy ra đồng thời với triệu chứng đau khớp khiến người bệnh khó vận động. Triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn sau một khoảng thời gian dài không vận động hoặc vào mỗi buổi sáng thức dậy.

  • Sưng đỏ

Viêm khớp mãn tính khiến vùng da quanh ổ khớp tổn thương bị sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng rang. Đối với thoái hóa khớp, sưng đỏ khớp xảy ra khi các đầu xương va chạm mạnh trong vận động dẫn đến viêm. Đối với viêm khớp dạng thấp, gout và viêm khớp vảy nến, sưng đỏ và nóng rang ở khớp xảy ra khi viêm khớp trong giai đoạn tiến triển.

  • Giảm khả năng vận động

Tình trạng viêm, sưng, cứng và đau khớp do viêm khớp mạn tính khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, bệnh nhân khó di chuyển và hầu như không thể thực hiện các hoạt động phức tạp trong giai đoạn tiến triển của bệnh

  • Triệu chứng khác

Một số dạng tổn thương mãn tính như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những triệu chứng toàn thân. Cụ thể:

    • Tổn thương ngoài da
    • Sốt
    • Mệt mỏi
    • Lạnh run
    • Chán ăn…

Bệnh viêm khớp mãn tính gây đau khớp kèm theo cứng khớp, nóng đỏ, sưng tấy, giảm khả năng vận động

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính là bệnh xương khớp nghiêm trọng, khó kiểm soát và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra tùy thuộc vào loại viêm khớp, bệnh có diễn tiến nhanh và dễ gây biến chứng.

  • Thoái hóa khớp

Trong những tổn thương mãn tính, viêm do thoái hóa khớp là tình trạng lành tính nhất và có thể được kiểm soát bằng những biện pháp khác nhau. Trong đó có chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và các biện pháp không dùng thuốc khác. Ngoài ra thoái hóa khớp có diễn tiến chậm và thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

  • Bệnh gout, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp tự miễn

Những tổn thương mãn tính xảy ra do rối loạn tự miễn và rối loạn chuyển hóa thường có diễn tiến nhanh, dễ phát sinh biến chứng và khó kiểm soát. Ngoài ra, không chỉ gây tổn thương khớp, những bệnh lý này còn làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương có thể bao gồm:

    • Biến dạng khớp
    • Yếu cơ, teo cơ
    • Tàn phế
    • Tràn dịch khớp
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận, sỏi thận
    • Bệnh loãng xương
    • Tổn thương ở đường ruột, phổi, mắt và tim
    • Ảnh hưởng tâm lý

Ngoài những vấn đề nêu trên, viêm khớp mãn tính còn làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, giảm chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và gây khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Viêm khớp mãn tính được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh viêm khớp mãn tính được chẩn đoán dựa vào những biểu hiện lâm sàng và các tổn thương thực thể trên hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa thường dựa vào tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và những triệu chứng điển hình để chẩn đoán bệnh lý.

  • Số lượng và loại khớp tổn thương
  • Kiểm tra tổn thương đối xứng
  • Kiểm tra khả năng vận động và phạm vi chuyển động của các khớp
  • Đánh giá triệu chứng đau và các biểu hiện đi kèm
  • Kiểm tra các triệu chứng viêm ở vùng da quanh khớp.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật dưới đây có thể xác định viêm khớp mãn tính, loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy những bất thường và tổn thương ở ổ khớp. Cụ thể như: Mất tính ổn định khớp, bất thường về cấu tạo, gai xương, gãy xương, xuất hiện vết nứt ở đầu xương… Điều này giúp loại trừ một số bệnh xương khớp thường gặp.
  • Chụp CT: Chụp CT tạo ra hình ảnh cắt lớp giúp quan sát ổ khớp và mô mềm. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng tìm kiếm các vị trí tổn thương, đánh giá mức độ nghiêm trọng, khả năng gây biến chứng và xác định hướng điều trị.
  • Chụp MRI: Chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết giúp mô tả những tổn thương ở sụn, xương khớp, màng bao hoạt dịch và các mô mềm bao quanh. Điều này giúp phát hiện khối u tiềm ẩn, vết nứt/ gãy, xác định các điểm bị mài mòn. Từ đó chẩn đoán dạng tổn thương và phân biệt viêm khớp mãn tính với các bệnh lý khác.
  • Siêu âm: Siêu âm được chỉ định với mục đích kiểm tra những tổn thương xung quanh khớp.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm sinh hóa cho phép bác sĩ kiểm tra tốc độ lắng máu, số lượng kháng thể, số lượng bạch cầu, nồng độ axit uric trong máu… Từ đó phát hiện và phân biệt viêm khớp do rối loạn tự miễn/ rối loạn miễn dịch với viêm khớp do thoái hóa.
  • Chọc hút dịch khớp: Chọc hút dịch khớp được chỉ định ở những bệnh nhân bị tràn dịch khớp để xác định các yếu tố gây bệnh.
  • Kiểm tra chức năng gan, thận: Kiểm tra chức năng gan, thận được thực hiện ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp và gout. Điều này giúp tìm nguyên nhân và xác định những ảnh hưởng do các bệnh lý gây ra.

Bệnh viêm khớp mãn tính được chẩn đoán dựa vào triệu chứng và các tổn thương thực thể trên hình ảnh

Phương pháp điều trị viêm khớp mãn tính

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm khớp mãn tính đều không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thông thường những phương pháp được áp dụng chỉ nhằm vào mục đích kiểm soát sự phát triển của bệnh, giảm tổn thương khớp và các cơ quan trong cơ thể, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, kiểm soát triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm khớp mãn tính gồm:

1. Sử dụng thuốc

Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp mãn tính đều có khả năng kiểm soát triệu chứng, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được điều trị với những loại thuốc dưới đây:

  • Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường, được chỉ định cho các trường hợp đau nhẹ. Thuốc này có khả năng giảm đau và hạ sốt, không điều trị viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid được dùng thay thế Paracetamol. Thuốc này mang đến lợi ích cho những những trường hợp nghiêm trọng hơn, đau từ nhẹ đến trung bình và không đáp ứng với Paracetamol. Giảm đau, giảm viêm, hạ sốt không đặc hiệu là những tác dụng của thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau gây nghiện được dùng để điều trị ngắn hạn cho những cơn đau nặng, đau không thể kiểm soát bằng NSAID và Paracetamol.
  • Corticosteroid: Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ, Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau và viêm nặng. Corticosteroid mang đến hiệu quả cao cho hầu hết các trường hợp viêm khớp. Tuy nhiên thuốc này cần được cân nhắc trước khi sử dụng vì có khả năng gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Colchicin: Colchicin được sử dụng phổ biến cho những trường hợp bị đau và viêm do bệnh gout. Thuốc này có tác dụng làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, giữ nồng độ pH ở các khớp ở mức bình thường, giảm quá trình tạo thành và lắng đọng urat ở các khớp.
  • Thuốc hạ axit uric: Thuốc hạ axit uric được dùng trong điều trị bệnh gout. Thuốc này có tác dụng làm tăng khả năng chuyển hóa protein, tăng khả năng thải trừ axit uric, giảm quá trình sản xuất axit uric trong nước tiểu và máu. Từ đó giảm nồng độ axit uric và hạn chế sự lắng đọng tinh thể muối ở các khớp.
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Chondroitin, Glucosamine, MSM… được dùng cho những trường hợp bị viêm do thoái hóa. Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành tổn thương và tái tạo sụn khớp hư tổn.
  • Thuốc chống thấp khớp: Sulfasalazine, Methotrexate, Leflunomide và một số loại thuốc chống thấp khớp khác thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc này có tác dụng làm giảm quá trình phá hủy xương và sụn. Đồng thời giảm đau và giảm viêm ở các khớp.
  • Tiêm axit hyaluronic: Đối với những trường hợp bị viêm do thoái hóa khớp nặng, tiêm axit hyaluronic sẽ được chỉ định. Axit hyaluronic có tác dụng tăng khả năng bôi trơn, chống khô khớp và giảm ma sát ổ khớp. Từ đó cải thiện đáng kể khả năng vận động.
  • Thuốc sinh học: Thuốc sinh học thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và nhiều bệnh rối loạn tự miễn khác. Thuốc này được tạo ra từ tế bào của động vật và người hoặc từ công nghệ tổ hợp ADN. Thuốc có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm, đau và hạn chế các triệu chứng tái phát trong tương lai.

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp mãn tính, kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ gây biến chứng

2. Vật lý trị liệu

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh sẽ được yêu cầu vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng và phục hồi chức năng. Phương pháp này có tác dụng hạn chế và giảm cảm giác đau nhức, tăng tính ổn định của các khớp, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và phục hồi khả năng vận động của người bệnh.

Tùy thuộc vào loại viêm khớp, mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật dưới đây:

  • Điện trị liệu: Điện trị liệu có tác dụng phục hồi dây thần kinh, giảm đau, chống viêm và cải thiện khả năng vật động. Kỹ thuật này phù hợp với những người bị viêm khớp mãn tính do thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp vai.
  • Thủy trị liệu: Thủy trị liệu có tác dụng tăng cường sức cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ và giảm đau nhức.
  • Quang trị liệu: Quang trị liệu thường được dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến. Kỹ thuật này sử dụng ánh sáng và tia laser làm giảm những tổn thương trên bề mặt da và ức chế sự tiến triển của bệnh.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Những bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng tính linh hoạt và độ bền của các khớp xương. Đồng thời phục hồi chức năng ổ khớp. Ngoài ra những bài tập này còn có tác dụng tăng lưu thông máu, bảo tồn chức năng vận động, làm chậm diễn tiến của bệnh và phòng ngừa biến chứng.

3. Phẫu thuật

Trong điều trị viêm khớp mãn tính, phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Thất bại khi điều trị bảo tồn
  • Tổn thương ổ khớp nghiêm trọng hoặc các khớp bị biến dạng và không thể phục hồi
  • Có nguy cơ bại liệt.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc ổ khớp hoặc phẫu thuật thay thế những cơ quan tổn thương nặng và không thể phục hồi bằng vật liệu nhân tạo. Điều này giúp giảm triệu chứng, phục hồi khả năng vận động, hạn chế bệnh tiến triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Dựa vào tình trạng, phẫu thuật và một số kỹ thuật ngoại khoa khác có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Phẫu thuật thay khớp
  • Phẫu thuật loại bỏ nốt tophi
  • Cấy ghép tế bào sụn
  • Khoan ổ khớp và kích thích quá trình tạo xương
  • Rửa ổ khớp và điều chỉnh bề mặt mô sụn.

Phẫu thuật chữa viêm khớp mãn tính được chỉ định khi thất bại trong điều trị bảo tồn, tổn thương ổ khớp nghiêm trọng

4. Các phương pháp điều trị khác

Ngoài những phương pháp nêu trên, người bệnh có thể chữa viêm khớp mãn tính với một số phương pháp điều trị khác, bao gồm:

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu: Để điều trị viêm khớp mãn tính, người bệnh có thể cân nhắc tiêm huyết tương giàu tiểu. Phương pháp này sử dụng máu của bệnh nhân quay ly tâm với mục đích tách tiểu cầu ra khỏi bạch cầu và hồng cầu. Sau đó tiêm tiểu cầu vào ổ khớp. Điều này giúp tăng khả năng và tốc độ phục hồi màng bao hoạt dịch, khớp, xương, mô sụn…
  • Cấy ghép tế bào gốc: Đối với phương pháp cấy ghép tế bào gốc, bác sĩ sẽ lấy mô mỡ của bệnh nhân để chiết tách và lấy tế bào gốc. Sau đó tế bào gốc được tiêm trực tiếp vào ổ khớp với mục đích đẩy nhanh tốc độ tái tạo mô sụn, sản xuất mô và phục hồi cấu trúc ổ khớp.

5. [Góc chia sẻ] Hàng nghìn bệnh nhân điều trị thành công bệnh viêm khớp mãn tính nhờ bài thuốc YHCT Quốc dược Phục cốt khang

Ông Nguyễn Văn Dũng (TP. HCM) – Bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh viêm khớp chia sẻ: “Trước tôi đã bị bệnh viêm khớp mãn tính nhiều năm, thường xuyên đau nhức, đi lại khó khăn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Dù đã đi chạy chữa ở nhiều nơi không khỏi, may mắn tôi biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc điều trị xương khớp rất tốt nên đã đến đây thăm khám và điều trị thử. Quả thật, Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh rất tốt, sau thời gian sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và vật lý trị liệu, kết hợp với ăn uống, tập luyện hàng ngày, tôi không còn đau đớn nữa, vận động linh hoạt hơn, ăn tốt, ngủ tốt và không phải trằn trọc suốt đêm nữa”.

Xem chi tiết chia sẻ của ông Nguyễn Văn Dũng tại Video:

Chị Đặng Thị Phước (Quảng Ninh) bị viêm khớp dính vai chia sẻ: “Bệnh viêm khớp dính vai khiến tay tôi khó cử động, không nâng lên đặt xuống được, không những vậy, cứ mùa đông đến là những cơn đau thấu xương lại ập đến khiến tôi chẳng thể làm gì. Tôi cũng đi khám nhiều nơi rồi nhưng không hiệu quả, tiền mất tật mang. May mắn một lần, tôi được hàng xóm giới thiệu tới Trung tâm Thuốc dân tộc có bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin tôi mới quyết định tới Trung tâm thăm khám và điều trị. Sau 1 tháng kiên trì điều trị kết hợp sử dụng bài thuốc đặc trị và cồn xoa bóp, 10 buổi châm cứu, cánh tay của tôi đã cử động lại được bình thường. Tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài cảm hơn bác sĩ Tuấn và các anh chị em tại Trung tâm Thuốc dân tộc.”

Lắng nghe chi tiết chia sẻ của chị Phước qua Video sau:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp với cồn xoa bóp, trị liệu YHCT và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tại Trung tâm Thuốc dân tộc mang tới phác đồ điều trị viêm khớp mãn tính hoàn hảo:

  • Điều trị bệnh từ nguyên nhân gốc rễ,dứt điểm, không tái phát không xâm lấn.
  • Không chỉ điều trị dứt điểm viêm khớp mãn tính, bài thuốc còn giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường canxi, dịch nhầy tại các khớp, hạn chế khô khớp, cứng khớp, cải thiện vận động, bảo vệ xương khớp một cách toàn diện.
  • Thành phần thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính được thu hái trực tiếp tại vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO. Quá trình thu hái, chế biến, bảo quản được kiểm nghiệm gắt gao, 100% người bệnh không gặp bất cứ tác dụng phụ nào.
  • Thành phần bài thuốc có thể gia giảm về thành phần, liều lượng, phác đồ trị bệnh có thể linh hoạt tùy thuộc vào mức độ viêm khớp và cơ địa của bệnh. Xây dựng phác đồ riêng cho bệnh nhân thể nặng.
  • Đối tượng sử dụng đa dạng bao gồm người già, người trẻ, người suy gan, suy thận, người có cơ địa yếu hay đang mắc các bệnh lý mãn tính về tiêu hóa, thần kinh… đều có thể an tâm sử dụng.
  • Thuốc được Trung tâm hỗ trợ bào chế dạng sắc sẵn đóng gói hoặc cô đặc dạng cao tinh chất đóng lọ tiện lợi, sử dụng dễ dàng không cần tốn thời gian đun sắc rườm rà, có thể mang theo xa khi cần. Ngoài ra, Trung tâm Thuốc dân tộc có dịch vụ sắc thuốc gửi về tận nhà cho người bệnh ở xa hoặc không đi lại được, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hòa quyện tinh hoa y học bản địa, y học cổ truyền dân tộc và ứng dụng thành quả của y học hiện đại. Bài thuốc được hoàn thiện từ công trình nghiên cứu khoa học “Ứng dụng thảo Đông y trong điều trị các bệnh lý về xương khớp.” Đứng đầu đề tài là thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Phó giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Để hoàn thiện đề tài, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cùng các cộng sự đã vượt hàng trăm cây số đến những vùng núi cao, hiểm trở để tìm tới những bài thuốc cổ của các dân tộc anh em. Trải qua quá trình dài đãi cát tìm vàng đầy gian nan, cuối cùng đội ngũ nghiên cứu đã biết đến bài thuốc “giấu” chữa đau xương của người Tày – Bắc Kạn. Sau khi được chuyển giao công thức, các bác sĩ đã dành nhiều năm phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang với công thức hoàn chỉnh nhất.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Quốc dược Phục cốt khang điều trị dứt điểm viêm khớp mãn tính lâu năm nhờ kết hợp cùng lúc kết hợp 3 nhóm thuốc Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Phong thấp hoàn, Quốc dược đặc trị viêm khớp mãn tính tạo sức mạnh “kiềng 3 chân” thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuân thủ cơ chế trị bệnh “chậm” nhưng “chắc”, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc giải quyết nguyên nhân gây bệnh theo từng giai đoạn, khắc phục được nhược điểm của phương pháp Tây y. Sau 3 – 5 tháng kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận sự thay đổi xương khớp đáng kể.

Bảng thành phần sở hữu hơn 50 vị thuốc có dược tính dồi dào, được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. 100% thảo dược sạch, lành tính và an toàn tuyệt đối với người bệnh, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Một số vị chủ dược phải kể đến như:

Bảng thành phần sở hữu nhiều bí dược quý hiếm lần đầu tiên được ứng dụng

KHÁM PHÁ NGAY: Giải mã công thức, thành phần bí dược bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Nếu bạn đang bị bệnh viêm khớp mãn tính, vui lòng liên hệ ngay đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn tận tình.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 6699 – 0987 173 258
  • Hồ Chí Minh:145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận.SĐT:(028) 7109 6699 – 0961 825 886
  • Truy cập Website: sentayho.com.vn/ Fanpage:Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

Dinh dưỡng và sinh hoạt khi bị viêm khớp mãn tính

Theo các chuyên gia, người bệnh cần kết hợp các phương pháp điều trị chuyên sâu với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Điều này giúp tăng khả năng kiểm soát viêm khớp mãn tính và hạn chế tái phát các triệu chứng của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị viêm khớp mãn tính gồm:

  • Luôn duy trì cân nặng ở mức an toàn. Nên áp dụng các biện pháp giảm cân khi cần thiết để tránh thừa cân, béo phì (yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh).
  • Tăng cường bổ sung canxi và vitamin trong các loại rau lá xanh, trứng, sữa, thịt, phô mai, sữa chua, các loại hạt và đậu… để thúc đẩy quá trình tạo xương và cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Bổ sung đủ vitamin C để tăng khả năng giảm viêm, giảm đau và góp phần hạn chế rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa và khoáng chất để giảm viêm và sức khỏe xương khớp.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia.
  • Không sử dụng thực phẩm nhiều purin cho người bị gout như măng tây, thịt đỏ, nội tạng động vật…
  • Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và luôn giữ tâm lý lạc quan.
  • Không làm việc gắng sức, tránh lao động nặng nhọc, nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với những bộ môn có cường độ thích hợp như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ, bơi lội…
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh và sớm phát hiện những vấn đề bất thường.

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, tăng chức năng xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính là bệnh xương khớp nghiêm trọng, khó kiểm soát và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra bệnh dễ tiến triển nhanh và gây biến chứng. Vì thế để kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa rủi ro không mong muốn, người bệnh nên thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *