1. Nhà Quản trị văn phòng là ai?
Trước khi tìm hiểu chức năng của Quản trị văn phòng, hãy cùng bài viết tìm hiểu khái niệm nhà Quản trị văn phòng.
Quản trị hành chính văn phòng được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động hành chính văn phòng trong doanh nghiệp nhằm bảo đảm xử lý thông tin và hỗ trợ kịp thời cho các cấp quản lý trong việc ra quyết định điều hành doanh nghiệp. Vậy nhà Quản trị văn phòng là ai?
Nhà quản trị là những người có quyền ra lệnh và điều hành công việc của những người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả của họ. Nhà quản trị phải gắn bó chặt chẽ quyền và trách nhiệm.
Nhà Quản trị văn phòng có vị trí quan trọng tại những công ty, doanh nghiệp
Có nhiều loại nhà quản trị trong doanh nghiệp là: nhà quản trị tổng quát và nhà quản trị chức năng.
Những nhà quản trị hành chính văn phòng cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng tư duy: khả năng nhận thức vấn đề, tư duy về hành chính
- Kỹ năng nhân sự: nghệ thuật lãnh đạo và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
- Kỹ năng truyền thông như phát biểu, truyền đạt và thuyết phục..
- Kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ hành chính văn phòng và những nghiệp vụ liên quan…
2. Chức năng của Quản trị văn phòng là gì?
Hiện nay, công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần sở hữu một nhà quản trị văn phòng tài năng, nhiệt tình, năng động và biết cảm thông. Có thể không cần trang bị quá nhiều năng lực chuyên môn nhưng một quản trị văn phòng cần biết nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Nhà Quản trị văn phòng có những chức năng sau:
- Chức năng tham mưu tổng hợp
Đây được đánh giá là một hoạt động cần thiết cho công tác quản lý. Người quản lý phải quán xuyến mọi đối tượng trong đơn vị và kết nối được các hoạt động của họ một cách nhịp nhàng, khoa học. Để làm được điều này đòi hỏi quản lý phải nắm bắt được nhiều lĩnh vực, phải có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, phải quyết định chính xác kịp thời mọi vấn đề…Những điều này vượt quá khả năng hiện thực của các nhà quản lý.
Tham mưu là chức năng quan trọng của Quản trị văn phòng
Chính vì thế, đòi hỏi phải có một lực lượng trợ giúp các nhà quản lý trước hết là công tác tham mưu tổng hợp. Tham mưu là hoạt động trợ giúp nhằm góp phần tìm kiếm những quyết định tối ưu cho quá trình quản lý để đạt kết quả cao nhất. chủ thể làm công tác tham mưu trong cơ quan đơn vị có thể là cá nhân hay tập thể tồn tại độc lập tương đối với chủ thể quản lý.
Thực tế, tại những cơ quan, đơn vị thường đặt bộ phận tham mưu tại văn phòng để giúp cho công tác này được thuận lợi. để có ý kiến tham mưu, văn phòng phải tổng hợp các thông tin bên trong và bên ngoài, phân tích, quản lý sử dụng các thông tin đó theo những nguyên tắc trình tự nhất định.
Văn phòng là đầu mối tiếp nhận các phương án tham mưu từ các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ tập hợp thành hệ thống thống nhất trình hoặc đề xuất với lãnh đạo những phương án hành động tổng hợp trên cơ sở các phương án riêng biệt của các bộ phận nghiệp vụ. Như vậy văn phòng vừa là nơi thực hiện công tác tham mưu vừa là nơi thu thập tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến của các bộ phận khác cung cấp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị
- Chức năng giúp việc điều hành
Văn phòng cũng là đơn vị trực tiếp giúp cho việc điều hành quản lý của ban lãnh đạo cơ quan đơn vị thông qua các công việc cụ thể như: Xây dựng chương trình kế hoạch công tác quý, tháng, tuần, ngày và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch đó.
- Chức năng hậu cần
Trong quá trình hoạt động, cơ quan, đơn vị không thể thiếu các điều kiện vật chất như nhà cửa, phương tiện, thiết bị, dụng cụ. văn phòng là bộ phận cung cấp, bố trí, quản lý các phương tiện thiết bị dụng cụ đó để bảo đảm sử dụng có hiệu quả. Đó là chức năng hậu cần của văn phòng.
Quy mô và đặc điểm của các phương tiện vật chất sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và quy mô hoạt động của các cơ quan, đơn vị. chi phí thấp nhất với hiệu quả cao nhất là phương châm hoạt động của công tác văn phòng. Có thể nói, văn phòng là đầu mối giúp việc cho lãnh đạo thông qua ba chức năng quan trọng trên đây.
3. Nhà Quản trị văn phòng cần có những kỹ năng gì?
Để đáp ứng tốt yêu cầu công việc,bên cạnh kiến thức chuyên môn, nhà Quản trị văn phòng cần có những kỹ năng sau:
Kỹ năng quản lý văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước;
Chuẩn hóa thao tác soạn thảo các loại văn bản, thư từ giao dịch thương mại thông dụng hình thành trong quá trình tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên máy vi tính theo đúng kỹ thuật trình bày, phương pháp và thẩm quyền ban hành…
Quản trị văn phòng cần có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc
Kỹ năng tổ chức thành thạo các hoạt động của văn phòng, bao gồm: xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình – kê hoạch công tác; tổ chức hội họp trong văn phòng; tổ chức các hoạt động khánh tiết của cơ quan; đảm bảo thông tin phục vụ hoạt động quản lý; tuyển dụng, quản lý, đánh giá và phát triển đội ngũ nhân sự trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức;
Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng thông dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có kỹ năng phân loại tài liệu, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. Đồng thời biết thu thập kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc.
Giao tiếp tốt, linh hoạt trong công việc, làm việc hiệu quả khi độc lập tác nghiệp hay khi hợp tác làm việc theo nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế.
Lập kế hoạch làm việc khoa học và chuyên nghiệp.
Trên đây là một số chức năng của Quản trị văn phòng. Bài viết hi vọng đã đem đến những chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.