Lumen là gì? Phân biệt với Lux Cách tính lumen của đèn LED

Lumen là gì? Lumen là một trong những thông số quan trọng của các thiết bị đèn chiếu sáng. Vậy thông thường lumen là bao nhiêu? Lumen đèn LED bao nhiêu thì hợp lý? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Lumen cho bạn.

1. Lumen là gì? Ý nghĩa của Lumen

1.1 Lumen nghĩa là gì? Lumen dịch là gì?

  • Lumen hay Lumens là một đơn vị dẫn xuất SI của thông số quang thông, đo tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. Ký hiệu lumen là lm.

=> Xem thêm: “Quang thông là gì?

  • Đơn vị tính của lumen bằng: 1lm bằng tỷ số 1 cd/sr.

Trong đó:

  • cd là ký hiệu viết tắt của Candela được biết đến là công suất phát sáng của nguồn sáng cho hướng chiếu cố định trên một đơn vị góc cố định.
  • sr (steradian) là diện tích radian foot vuông

1.2 Lumen hữu ích là gì?

  • Lumen hữu ích là lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo góc 90 độ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng của người dùng.

Lumen hữu ích là lượng ánh sáng tỏa ra theo góc 90 độ

  • Lumen hữu ích thấp hơn tổng lượng quang thông của một nguồn sáng phát ra.

1.3 Intestinal lumen là gì?

  • Đây là một khái niệm liên quan đến sinh học, không liên quan tới thông số ánh sáng.
  • Intestinal lumen là không gian bên trong của một bộ phận có cấu trúc hình ống.
  • Ví dụ: ruột, động mạch,…có cấu trúc hình ống.

1.4 Lumen trong Y học là gì?

  • Trong y học, lumen ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân.
  • Hiện nay công nghệ LED đã được ứng dụng phổ biến trong Y học nhằm mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.
  • Lumen trong phòng bệnh phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chiếu sáng (không được thấp hay cao quá); tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

1.5 Ý nghĩa của lumen

  • Lumen phản ánh tổng lượng ánh sáng phát ra của một nguồn sáng nhất định.
  • Dựa vào thông số lumen có thể tính toán được độ rọi, hiệu suất phát quang.
  • Người mua có thể căn cứ vào lượng lumen để lựa chọn đèn LED có công suất, hiệu suất phát quang phù hợp với không gian cần chiếu sáng.

2. ANSI lumens là gì?

2.1 Khái niệm ANSI lumens là gì?

  • “Lumen” là đơn vị cơ bản để đo thông lượng sáng của một nguồn sáng xác định. Ví dụ: đèn led có quang thông càng cao thì ánh sáng càng chất lượng.
  • Ansi lumens là đơn vị đo cường độ ánh sáng của máy chiếu theo tiêu chuẩn ANSI (bắt nguồn từ Hoa Kỳ). Hiện nay, trên tất cả các máy chiếu đều ghi thông số Ansi lumens trên thân máy. Thông số này càng cao thì khả năng chiếu sáng của máy chiếu càng cao.

Thông số Ansi lumen thường được ghi trên máy chiếu

  • 1 Ansi lumens = 3 lumens; 1000 ansi lumens = 3000 lumens.

Thông số ansi lumen của một số dòng máy chiếu phổ thông:

Loại máy chiếuAnsi lumensMáy chiếu gia đình1000 – 1500Máy chiếu trường học3000 – 4000Máy chiếu văn phòng3000 – 5000Máy chiếu nhà hàng, hội trường lớn4000 đến >5000

2.2 So sánh Lumens với ANSI Lumens

Tiêu chíANSI LumensLED LumensNguồn gốcANSI lumens là khái niệm xuất phát bởi Hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trên thế giới.Đây là khái niệm được đưa ra từ các cá nhân trong ngành đèn LED.Mục đích Thể hiện độ sáng của hình ảnh trên màn hình trình chiếu.Thể hiện cho độ sáng do mắt người cảm nhận thông qua việc chiếu sáng bằng đèn LED.Phạm vi sử dụngĐây là tiêu chuẩn được sử dụng cho tất cả các loại máy chiếu và được công nhận trên toàn quốc tế.Chỉ sử dụng cho các thiết bị có nguồn sáng LED.Cách tínhANSI Lumens là trung bình của độ sáng đo từ 9 vùng trên màn hình trình chiếu.Lumen của đèn LED được tính theo công thức 1lm = 1cd x cr. Trong đó, cd là công suất chiếu sáng trên 1 đơn vị diện tích; sr là diện tích radian foot vuông.

2.3 Tiêu chuẩn ANSI Lumens là gì?

  • Một số loại máy chiếu sẽ báo cáo thông số độ sáng của máy chiếu bằng đơn vị ANSI lumen. Tuy nhiên, giá trị này vẫn gọi là lumen. Nhưng cách đo được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ANSI.
  • Tiêu chuẩn này được thiết lập bởi Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ. Sau đó, tiêu chuẩn này đã được công nhận trên quốc tế.

2.4 Các bước thực hiện đo ANSI Lumen

  • Bước 1: Chuẩn bị phòng có nhiệt độ 25 độ C, không được chứa nguồn sáng nào khác ngoài ánh sáng máy chiếu. Máy chiếu (loại màn hình 16:9) chiếu chùm tia hội tụ lên 1 màn hình trắng mờ theo tiêu chuẩn 1.0 Lambert. Lưu ý: Ánh sáng phản xạ, khúc xạ
  • Bước 2: Tiến hành phép đo ổn định trong vòng 15 phút.
  • Bước 3: Chiếu hình ảnh lên trường màu trắng với 6 khối nhỏ màu trắng (mỗi khối 5%). Sắp xếp theo 2 hàng song song qua tâm trường. Hàng đầu tiên bao gồm 3 khối trắng 0%, 5%, 10%. Hàng thứ 2 bao gồm 3 khối trắng: 90%, 95%, 100%.
  • Bước 4: Điều chỉnh độ sáng giảm xuống mức phân biệt được 2 khối trắng 5% và trắng 0%, 10%.
  • Bước 5: Tăng độ tương phản lên để phân biệt được khối trắng 95% với khối trắng 90%, 100%.
  • Bước 6: Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản lặp lại tới khi đáp ứng tiêu chuẩn đo. Khi 2 yếu tố này đã đáp ứng, thì hình ảnh thay thế bằng màn trắng hoàn toàn. Phép đo sẽ được tính tại 9 điểm trong trường bằng máy đo quang.
  • Bước 7: Tạo mô hình bàn cờ 3 x 3 để tính trung bình xếp hạng quang thông cho máy chiếu.

3. Cách tính lumen – Công thức tính quang thông

3.1 1w bằng bao nhiêu lumen? Cách tính Lumen chi tiết

  • Thông thường, đèn LED 1w = 100 đến 150 lumen. Một số loại đèn kém chất lượng chỉ đạt khoảng 70lm/1w. Ví dụ: đèn LED highbay 200w có hiệu suất phát quang là 130lm/w thì lumen đạt 26000lm.

Công thức tính lumen:

1 lumen = watt

1 lm = 1 cd . sr

Trong đó:

  • Cd (candela) là công suất chiếu sáng trên 1 đơn vị diện tích theo 1 hướng cụ thể.
  • sr là diện tích radian foot vuông.

3.2 Light output là gì?

  • Light output nghĩa là cường độ ánh sáng của 1 nguồn sáng nhất định.
  • Lumen = Light Output.

4. Lux là gì? Phân biệt Lumen với Lux

4.1 Lux là gì?

  • Lux là đơn vị đo độ rọi ánh sáng trong SI. Thông số này dùng để đánh giá lượng cường độ ánh sáng mà con người có thể cảm nhận được.
  • Lux ký hiệu là lx. Quy đổi: 1 lx = 1 lm/m2.
  • Để đo quang thông trong SI: 1 lx = 1 cd sr / m2.

Lux và lumen có mối liên hệ với nhau

>>> Xem thêm thông tin: Độ rọi là gì?

4.2 Phân biệt Lumen với Lux

Tiêu chíLumen (Quang thông)Lux (Độ rọi)Ký hiệuLmLxCách tínhLà tổng lượng quang thông từ một nguồn sáng phát raTính theo diện tích của lượng quang thông chiếu sáng cho một không gian nhất định

  • Qua bảng so sánh có thể thấy, muốn chiếu sáng cho một không gian B có diện tích lớn hơn không gian A với cùng một giá trị lx thì phải sử dụng nhiều lumen hơn.

5. Những lưu ý về Lumen khi mua đèn LED – tư vấn chọn mức độ sáng phù hợp với nhu cầu

  • Chọn đèn led có lumen phù hợp với không gian và nhu cầu cần chiếu sáng. Bởi lumen có ảnh hưởng tới độ sáng của đèn LED.
  • Lumen càng cao thì công suất càng cao nên sẽ tiêu hao nguồn điện năng nhiều hơn. Do đó, chỉ nên chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Chỉ số lumen tỉ lệ thuận với hiệu suất phát quang, do đó lumen cao thì hiệu suất cũng cao. Khả năng tiết kiệm điện đạt tối ưu cho người dùng.
  • Nên lựa chọn đèn LED có lumen phù hợp với công suất và hiệu suất phát quang để đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng.

Tham khảo thông số lumen cho các không gian phổ biến:

Không gianLumen (lm/m2)Phòng khách400 – 500Phòng ngủ300 – 400Phòng bếp300 – 400Phòng tắm500 – 600Phòng sách400Hành lang300

>>> Tham khảo top 7 đèn led nhà xưởng 50w có lumen đáp ứng lumen yêu cầu của nhà xưởng sản xuất.

Trên đây là những thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc “Lumen là gì?”. Dựa vào lumen chúng ta có thể lựa chọn được loại đèn phù hợp với không gian cần chiếu sáng. Liên hệ Hotline 0332599699 để được tư vấn cách tính lumen cho từng không gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *