Staphylococcus là gì? Tìm hiểuvề Staphylococcus, các loại vi khuẩn tụ cầu

Staphylococcus là gì? Nói đến vi khuẩn gây bệnh thì tụ cầu khuẩn hay Staphylococcus xứng đáng là cái tên nổi tiếng nhất. Chúng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong khi tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường tự nhiên, khiến nguy cơ nhiễm càng tăng cao. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn bất kỳ lúc nào, do vậy đừng lơ là mà hãy thận trọng trong việc ngăn ngừa, phòng chống.

Việc đầu tiên bạn có thể làm chính là trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu rõ được Staphylococcus là gì và các trường hợp cần được thăm khám. Dược Phẩm Globalco sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin hữu ích nhất ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi ngay thôi nào!

Staphylococcus là gì?

Staphylococcus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn, nó là cầu khuẩn Gram dương, không có khả năng di động. Chúng thường liên kết với nhau tạo thành từng cụm có hình dáng giống như chùm nho, đường kính khoảng 1 micromet.

Hầu hết các tụ cầu khuẩn cư trú ở vùng da và màng nhầy gây ra tình trạng nhiễm trùng da nhẹ. Tuy nhiên, khi chúng xâm nhập vào sâu bên trong máu, phổi, khớp hay tim thì tình trạng nhiễm trùng sẽ chuyển biến nặng nề với các triệu chứng nghiêm trọng, có khả năng làm nguy hiểm đến tính mạng.

Vi khuẩn Staphylococcus có sức đề kháng khỏe mạnh, với tỷ lệ gây bệnh cao. Nó không loại bỏ bất kỳ đối tượng nào để gây bệnh, tuy nhiên người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ là đối tượng có nguy cơ cao hơn.

Staphylococcus là gì

Các loại Staphylococcus đặc trưng

Chia theo phương diện gây bệnh, Staphylococcus lại được chia thành hai nhóm chính là tụ cầu không có men coagluase và tụ cầu có men coagulase. Nếu chia theo loài thì Staphylococcus có khoảng hơn 40 loài khác nhau với 3 loài đặc trưng nhất là: Staphylococcus Aureus, Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus Saprophyticus.

Staphylococcus Aureus là gì?

Staphylococcus Aureus hay tụ cầu vàng là loài phổ biến nhất, chúng thường kí sinh ở mũi, họng, da, khiến người bị nhiễm suy giảm sức đề kháng. Nó cũng thuộc nhóm tụ cầu có men Coagulase.

Con người chiếm đến 20% trong những vật mang lâu dài của vi khuẩn Staphylococcus Aureus. Tỷ lệ này có thể cao đến 80% với những người thường xuyên sử dụng kim tiêm, làm việc nhiều với cơ sở y tế như: người bị tiểu đường, người đang nằm viện, người có hệ miễn dịch kém.

Trong nhiều trường hợp, Staphylococcus Aureus vô hại, nhưng cũng có lúc nó gây ra nhiễm trùng khi xâm nhập hay đi xuyên qua da.

Xem thêm bài viết về quy trình chiết xuất dược liệu:

Staphylococcus Epidermidis là gì?

Staphylococcus epidermidis là tụ cầu da, nó rất dễ sinh sản nhưng thường không gây bệnh. Nhưng khi cơ thể người nhiễm có hệ miễn dịch tổn thương thì nó sẽ biến chuyển nhanh chóng với các triệu chứng nặng nề. Vi khuẩn Staphylococcus epidermidis có thể hình thành màng sinh học ở những thiết bị nhựa.

Từ đấy, những bệnh nhân đặt ống thông tĩnh mạch, bệnh nhân lọc máu, những bệnh nhân sử dụng thiết bị nhựa cấy ghép sẽ có nguy cơ bị nhiễm cao. Việc sử dụng kháng sinh lúc này không mang đến hiệu quả, thay vào đó, cần can thiệp giải pháp loại bỏ hoặc thay thế mô nhiễm trùng.

Staphylococcus SPP là gì?

Staphylococcus Saprophyticus ( Staphylococcus Saprophyticus SPP) tụ cầu hoại sinh, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu. Chúng được tìm thấy trong hệ thực vật của đường sinh dục nữ giới và tại đáy chậu. Quan hệ tình dục không lành mạnh là một trong những yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Staphylococcus SPP.

Staphylococcus là gì

Staphylococcus gây ra bệnh lý gì?

Phụ thuộc vào loài vi khuẩn Staphylococcus, mức độ nhiễm, tình trạng sức khỏe cũng như khu vực mà sẽ dẫn đến những bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất gây ra do khuẩn tụ cầu.

  • Nhiễm khuẩn da: Chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus ( tụ cầu vàng) gây ra, chúng ký sinh trên da và niêm mạc xâm nhập qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da, chân tóc. Nó khiến người bệnh xuất hiện các nốt mụn nhọt, ổ áp xe, có kèm mủ trên da và thường xuất hiện nhiều vào mùa nóng.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Vẫn là do tụ cầu vàng gây ra nhưng ở mức độ nặng hơn khi chúng xâm nhập vào máu. Lúc này vi khuẩn theo máu di chuyển đến các cơ quan nội tạng dẫn đến áp xe.
  • Ngộ độc thực phẩm, viêm ruột cấp: Staphylococcus trong thực phẩm và khi bạn ăn vào hoặc tiếp xúc khi có vết thương hở, hắt hơi.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện: Tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương, vết bỏng, đường hô hấp, tiết niệu. Chúng sẽ lây nhiễm vào cơ thể thông qua các dụng cụ y tế, các vết thương hở.
  • Hội chứng sốc nhiễm độc: Hội chứng này khá hiếm gặp, nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Nguyên nhân đến từ sự giải phóng độc tố của tụ cầu khuẩn khi phát triển quá mức. Nó thường gặp ở phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt do sử dụng băng vệ sinh, tăm bông nhiễm khuẩn.

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn Staphylococcus

Hiện nay chưa có vắc xin cho vi khuẩn Staphylococcus, do vậy điều bạn có thể làm lúc này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn là tuân thủ các khuyến cáo sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vào mùa nóng. Tắm kỹ lưỡng ở những vùng có nếp gấp da.
  • Luôn để tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và ăn uống
  • Không dùng chung đồ cá nhân như dao cạo, bàn chải, khăn mặt, quần áo,…
  • Tuân thủ an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không dùng thực phẩm ôi thiu, không có nguồn gốc rõ ràng
  • Khi đến các cơ sở y tế cần tuân thủ các yêu cầu vô khuẩn
  • Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn da, xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng. Sử dụng các loại băng vệ sinh, tăm bông, cốc nguyệt san an toàn, thay thường xuyên.
  • Tăng cường ăn uống, bồi bổ thêm các sản phẩm từ gia công thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng.

Staphylococcus là vi khuẩn có khả năng gây bệnh lý viêm nhiễm cao, nó tồn tại ở nhiều nơi trong môi trường. Vậy nên bạn hãy nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt nhé. Hy vọng những thông tin mà Dược Phẩm Golbalco mang đến hôm nay đã giúp bạn có được nhiều điều hữu ích.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *